NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ


Join the forum, it's quick and easy

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» PHÓNG SANH - 2013
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:38 pm

» HÌNH ẢNH LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:36 pm

» Thông Báo: LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Nghiêm Tue 10 Dec 2013, 12:02 pm

» Chuyến Hành Hương Đà Lạt Của Các Huynh Muội!
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:31 pm

» CHÙA QUÁN ÂM TỊNH THẤT - ĐỨC TRỌNG - LÂM ĐỒNG
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:17 pm

» VĨNH MINH TỰ VIỆN - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:13 pm

» CHÙA PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:07 pm

» CHÙA DƯỢC SƯ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Tue 03 Dec 2013, 4:21 pm

» Hình Ảnh Phóng Sanh Thứ Năm 21/11/2013
by Quảng Nghiêm Thu 21 Nov 2013, 2:17 pm

ĐẠI LỄ PHÓNG SANH CHÙA TỪ ÂN 2013
CHUA TU AN.gif
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế! Images?q=tbn:ANd9GcRlMejTGgNz5wM3qlaZDrddg9nSkmwZOPNo7da1-ROruqVGf_Uunw
“Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế! Images?q=tbn:ANd9GcSC-TGWiq75j0XxMcwvEuWsupTz51ROY8H3KC2gVO8PrgEl7kis
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi; và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế! Images?q=tbn:ANd9GcT_Cwwvbt-KXrgxf2JVdbPARkRNNKUP4UnXvofNx14x0rBsPzis
Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn.
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế! Phoca_thumb_l_07
Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế! Images?q=tbn:ANd9GcQrZzV4LYT1XvW4d6tDrJGwWBz0xQx7kD-bmMv9euFy2pMsmu_4
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế! Images?q=tbn:ANd9GcQmVlwzrsEvtHL5UZf5-xLsQ7VvFMcCAySNw66pZ2sTMa7h1Qo6_A
Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp không gián đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế!

Go down

Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế! Empty Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế!

Bài gửi by Quảng Nghiêm Mon 04 Jul 2011, 7:39 am

Ý nghĩa Trai Đàn Chẩn Tế


1.Dẫn nhập

Trong chân lý giới hạn (chân lý thế gian hay tục đế, saṁvṛti-satya), thế giới quan của Phật giáo gồm có ba cõi (trayo dhātavaḥ) là :

-dục giới (kāma-dhātu),
-sắc giới (rūpa-dhātu)
-và vô sắc giới (ārūpya-dhātu);

hay lục đạo (ṣaḍakula) là

-địa ngục đạo (narakagati),
-ngạ quỷ đạo (pretagati),
-súc sanh đạo (tiryagyonigati),
-a-tu-la đạo (asura-gati),
-nhân gian đạo (manuṣya-gati)
-và thiên đạo (deva-gati).

Tam giới hay lục đạo luân hồi có vô lượng vô biên thế giới. Mỗi thế giới cũng có vô lượng vô biên chúng sinh sinh sống. Tùy theo nghiệp (karman) của mình đã gây tạo bằng hành động, lời nói và ý nghĩ thông qua thân (kāya-karma), miệng (vāk-karma), và ý (manas-karma) mà chúng sinh nhận lấy một cảnh giới hay một hoàn cảnh sống tương ứng. Nếu nghiệp thiện (kuśala) thì sẽ tương ứng với cảnh giới thiện, đó là a-tu-la, người và trời; nếu nghiệp bất thiện (akuśala) thì sẽ tương ứng với cảnh giới bất thiện, đó là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Cảnh giới bất thiện là cảnh giới mà chúng sinh trong đó có hoàn cảnh sống hoàn toàn phải chịu khổ đau, nhưng cảnh giới thiện không có nghĩa là chúng sinh ở trong đó hoàn toàn hưởng thụ hạnh phúc. Theo Phật giáo, chúng sinh sống trong phạm vi ba cõi đều phải chịu khổ đau, mà nỗi khổ đau lớn nhất là phải trôi lăn trong đêm dài tăm tối sinh tử luân hồi. Khổ đau có rất nhiều nguyên do, nhưng gốc rễ chính là tam độc: tham lam (rāga), giận hờn (dveṣa) và si mê (moha, hay vô minh: avidyā).

Muốn thoát khỏi khổ đau cần phải nhổ tận gốc rễ tam độc. Mục đích cứu cánh của Phật giáo là ly tham, giải thoát. Để đạt được mục đích cứu cánh ấy, Phật dạy tám vạn bốn ngàn pháp môn, và pháp môn nào cũng phải đi qua Giới, Định và Tuệ. Tựu trung có ba con đường đi đến giác ngộ giải thoát là Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông. Thiền tông chú trọng tự lực. Tịnh độ tông chú trọng tha lực. Mật tông thì phối hợp cả tự lực và tha lực. Trai đàn bạt độ là một hình thức tổng hợp sức mạnh của tự và tha ấy.

2.Ý nghĩa đàn tràng

Trai đàn (齋壇) có nghĩa là một đạo tràng thanh tịnh. Bạt là nhổ lên, độ là vượt qua, thoát khỏi. Trai đàn bạt độ là một đạo tràng thanh tịnh được tổ chức để nhổ bật gốc rễ của lòng tham để vượt qua các nẻo luân hồi.

Về hình thức, trai đàn được bố trí theo một hình thức đơn giản của một trong hai bộ mạn-đà-la (maṇḍala), đó là Kim cang giới mạn-đà-la (vajradhātu-maṇḍala) biểu tượng cho trí tuệ sở chứng của Phật, hay Thai tạng giới mạn-đà-la (garbhadhātu-maṇḍala) biểu tượng cho phương tiện độ sinh của Ngài.

a- Kim cang giới mạn-đà-la có dạng cơ bản là một hình tròn, gọi là nguyệt luân (candra-maṇḍala). Bên trong hình tròn được sắp xếp như sau:

- Chính giữa là vị trí đức Đại Tỳ-lô-giá-na, hay Đại Nhật Như-Lai (MahāVairocana-Tathāgata). Đó là Pháp thân Phật (DharmakāyaBuddha), như mặt trời bủa rộng ánh sáng bình đẳng và bao dung cùng khắp cả vũ trụ. Trong năm đại (pañcadhātu), Ngài biểu tượng cho không đại (ākāśadhātu), và bản chất của hư không là bao dung. Trong năm uẩn, Ngài là biểu tượng của thức uẩn (vijñāna-skandha). Trong năm loại trí, Ngài biểu tượng cho Pháp giới thể tánh trí (dharma-dhātu-svabhāva-jñāna).

- Phương đông là A-Súc-Bệ Phật (Akṣobhya), hay Bất-Động Như Lai với các biểu tượng: Phong đại (vāyu-dhātu), nhờ đó mà vũ trụ có vận động; hành uẩn (saṃskāra-skandha), động cơ tạo tác của các loại hữu tình; đại viên cảnh trí (ādarśa-jñāna), như tấm gương tròn bao la và ngời sáng phản chiếu mọi hiện tượng sinh thành và hủy diệt của thế giới.

- Phương Nam là Bảo Sinh Phật (Ratnasambhava) với các biểu tượng: hỏa đại (tejo-dhātu), khả năng làm chín muồi để đưa đến chỗ thành tựu các vận động của chúng sinh và thế giới; tưởng uẩn (saưjñā-skandha), khả năng truy ức quá khứ và ước vọng tương lai để thúc đẩy sự tiến hành sinh hóa; bình đẳng tánh trí (samatā-jñāna), khả năng quan sát bình đẳng các pháp không bị ràng buộc ngã và pháp.

- Phương tây là A-di-đà Phật (Amitabhā): thủy đại (ab-dhātu), khả năng kết hợp các pháp để tác thành duyên sinh hay duyên khởi; thọ uẩn (vedana-skandha), khả năng hưởng thụ thành quả của các vận động; diệu quán sát trí (pratyavekśaṇā-jñāna), nhìn thấy rõ chân tướng của vạn hữu của tác dụng sinh khởi, tồn tại và hủy diệt.

- Phương bắc là Bất Không Thành Tựu Như lai (Amoghasiddhi): địa đại (pṛthivī-dhātu), khả năng duy trì sự tồn tại của vũ trụ; sắc uẩn (rūpa-skandha), tác thành thế giới hữu tình; thành sở tác trí (kṛtyānuṣṭhāna-jñāna), thể hiện các phương tiện giáo hóa chúng sinh.

Mỗi đức Như lai đều có bốn Bồ tát thân cận. Tất cả là mười sáu Đại bồ tát. Ngoài ra, nội đàn có bốn cúng và ngoại đàn bốn cúng; tất cả tám cúng dường bồ-tát. Cùng với bốn Nhiếp bồ tát nữa. Cơ bản, Kim cang giới mạn-đà-la có tất cả ba mươi bảy tôn vị.

b- Thai tạng giới biểu hiện đại bi tâm của Phật, từ đó lưu xuất tất cả các phương tiện độ sinh. Từ Thai tạng giới, vạn pháp được thai nghén và dưỡng dục, cho đến thành tựu các phẩm chất siêu việt của đại trí và đại bi. Do đó, đàn tràng của Thai tạng giới được hình dung là một đóa sen có tám cánh. Đóa sen tám cánh này chính là hình ảnh trái tim bằng thịt của chúng sinh. Đại bi tâm không phải là một khái niệm trừu tượng, nhưng là sự rung động của trái tim bằng thịt ấy. Hoa sen, theo ý nghĩa nhân quả đồng thời, nghĩa là khi chúng sinh vừa phát tâm bồ-đề, ngay lúc ấy Phật quả đã được thành tựu. Bởi vì, trong thể tính tuyệt đối, ý niệm về thời gian và không gian không tồn tại. Từ ý nghĩa đó, tám cánh sen gồm bốn Đại Bồ tát, và bốn đức Như lai, biểu hiện nhân cách của nhân và quả; tất cả đều phát xuất từ thể tính của Đại Nhật Như lai vốn là đài sen, ở trung tâm của mạn-đà-la.

Bốn đức Như lai, theo thứ tự từ Đông qua Bắc như sau:

- Phương đông, Bảo Tràng Phật (Ratnaketu). Ngài là hình ảnh của bồ đề tâm (bodhicitta). Bảo tràng làm tiêu xí cho sự phát bồ đề tâm. Dưới cội bồ đề, Như lai đã dương cao tiêu xí này mà đánh bại binh chúng Ma, thành tựu Vô thượng Chánh giác.

- Phương nam, Khai Phu Hoa Vương Như lai (Kusumita-rāja), an trụ trong ly cấu tam-muội (vimala-samādhi), bằng hạt giống bồ-đề tâm mà vun trồng và phát triển thành vô số hành động của đại bi, như đóa hoa nỡ rộ.

- Phương tây, Vô Lương Thọ Như lai (Amitayus), biểu hiện Báo thân hay Thọ dụng thân của Phật (Sambhoga-kāya), kết quả của vô số công đức tu tập, với hình ảnh hoa sen hàm tiếu.

- Phương bắc, Thiên Cổ Lôi Âm Phật (Divyadundubhi), biểu hiệu phẩm tính của Niết bàn; được ví dụ như chiếc trống trời, vốn không hình tướng nhưng âm vang rền xa. Đó là pháp âm của Như lai được công bố.

Ở bốn phương góc là bốn Đại Bồ tát. Phương đông nam, Phổ Hiền Bồ-tát (Samantabhadra). Đông bắc, Quán Tự Tại Bồ-tát (Avalokiteśvara). Tây nam, Diệu Cát Tường Đồng tử (Mañjuśrì-kumàra). Tây bắc, Từ Thị Bồ-tát (Maitreya).

Chung quanh trung đài bát diệp viện gồm bốn lớp, mỗi lớp có bốn viện. Mỗi viện biểu thị một phương diện độ sinh của Phật.

Cả hai bộ mạn-đà-la cũng có thể tượng trưng như hai bàn tay. Bàn tay mặt là Kim cang giới. Từ ngón út cho tới ngón cái, theo thứ tự: Về năm uẩn, ngón út là sắc uẩn, và lần lượt là thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Về năm đại, năm loại trí, và năm vị Như Lai cũng theo thứ tự tương xứng đó. Về các ba-la-mật, tính từ ngón út: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn cho đến ngón cái là thiền định ba-la-mật.

Bàn tay trái là Thai tạng giới; cũng tính từ ngón út cho đến ngón cái theo thứ tự, với năm đại, năm uẩn, v.v… như bàn tay mặt. Về các ba-la-mật: huệ, phương tiện, nguyện, lực và trí.

Như vậy, khi hai bàn tay hiệp lại, trọn vẹn cả bi và trí của Phật. Đàn tràng chẩn tế được bố trí dựa trên căn bản vũ trụ luận khái lược, với một ít thay đổi. Đơn giản mà nói, đàn tràng được bố trí như là thâu gọn thế giới vũ trụ thành một thực tế hiện hữu cụ thể trước mắt.

Mục đích của sự bố trí này là cốt khai triển năng lực gia trì hổ trợ của Phật (adhiṣṭhānādhiṣṭhita). Mật giáo nói: Phật thể hiện phương tiện độ sinh của Ngài bằng vào uy lực gia trì. Gia trì về ba phương diện, mà thuật ngữ gọi là “tam mật du-già”, tương xứng theo ba hành nghiệp của một chúng sinh: thân, miệng và ý. Sự gia trì, tức uy lực hỗ trợ của Phật, được thể hiện nơi thân của một chúng sinh qua các tư thế ngồi và các thủ ấn, nghĩa là các ngón tay của hai bàn tay giao nhau trong một tư thế nào đó đã quy định. Gia trì nơi miệng được thể hiện qua sự tụng niệm các chân ngôn. Ý mật gia trì nhờ sự quán tưởng về hình tướng Phật, hay các văn tự theo lối viết Brahmì, mà trong Phật giáo gọi là tự mẫu tất-đàm (siddhaṃ).

Tổng hợp sức mạnh của “tam mật du-già” sẽ tác động lên tâm thức của chúng sinh khiến tâm thức ấy chuyển hóa mọi tâm lý tham lam, giận hờn, si mê, biết lắng nghe, thấu hiểu, biết buông bỏ mọi oán thù oan trái… để hướng tâm đến vô ngã, vị tha, và ngay đó chúng sinh được giải thoát.

3.Đối tượng của đàn tràng

Đối tượng chính của trai đàn bạt độ là chúng sinh trong đường ngạ quỷ, mà chúng ta vẫn thường nói nôm na là ma hay cô hồn. Đó là những người chết chưa được siêu thoát. Những người đó có thể là cha, mẹ, anh, em, bà con của chúng ta. Du-già tập yếu Diệm khẩu thí thực nghi, Đại tạng kinh Đại chính tân tu, tập 21, tr. 483b, liệt kê tất cả mười loại cô hồn, như sau:

1. Thủ hộ quốc giới: những oan hồn vị quốc vong thân, tức những chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc, nhưng nói chung là tất cả những người tử trận ở cả hai đầu chiến tuyến.

2. Phụ tài khiếm mạng: chết vì oan gia trái chủ, nợ nần, trụy thai.

3. Khinh bạc Tam bảo: bất hiếu, bội nghịch vô đạo.

4. Giang hà thủy nịch: thương khách chết sông, chết biển.

5. Biên địa tà kiến: những người sống tại biên ải hẻo lánh.

6. Ly hương khách địa: cô khổ phiêu bạt, chết đường chết xá, những người vì hoàn cảnh nào đó phải rời bỏ quê hương đi tìm con đường sống, phải vượt biên và đã bỏ mình oan uổng giữa biển khơi muôn trùng...

7. Phó hỏa đầu nhai: tự tử, nhảy sông, nhảy núi, chết đâm, chết cháy, chết do tai nạn giao thông...

8. Ngục tù trí mạng: chết trong ngục tù.

9. Nô tì kết sứ: nô lệ cùng khổ, chết vì đày đọa lao dịch.

10. Manh lung ám á: đui, què, câm, điếc, không người chiếu cố.

Các khoa nghi khác còn kể thêm một số cô hồn nữa, như: vua chúa, quan văn, quan võ của các triều đại, chết do tai nạn bị cướp ngôi hay nuôi mộng nhất thống giang hà nhưng chưa thành tựu; sinh viên học sinh ngày đêm học tập nuôi mộng công danh nhưng nửa chừng chết yểu; các tu sĩ, đạo sĩ vì một số lý do nào đó hoặc chưa ngộ đạo nên cứ quanh quẩn nơi chùa xưa, miếu cũ một thời họ sinh sống.

Những chúng sinh trong đường ngạ quỷ phải chịu cảnh sống vô cùng khổ đau. Một mặt, do vì nghiệp duyên đã gây tạo, dù đã chết nhưng họ vẫn cứ mãi ôm ấp hận thù, quyến luyến đời sống thế gian, tham tiếc tài sản… ; một mặt không người thờ cúng, nhớ tưởng nên họ sống trong cảnh lạc loài, bơ vơ, chẳng người thương nhớ, chẳng chỗ nương nhờ, chẳng người cúng tế… Do đó, chúng sinh trong đường ngạ quỷ đói khát về vật chất lẫn tinh thần.

Đức Phật với tấm lòng từ bi mẫn, xót thương tất cả chúng sinh, nên đã phương tiện thuyết ra nhiều pháp môn nhằm cứu bạt nỗi khổ đau của mọi loài, trong đó khoa nghi trai đàn bạt độ là pháp thức đặc biệt để cứu độ chúng sinh đường ngạ quỷ.

Khi thực hiện pháp sự này, nhờ uy lực của “tam mật du-già” mà chúng sinh trong đường ngạ quỷ được an ủi vỗ về bằng những lời kinh tiếng kệ được tán thỉnh lên bằng giọng ai rất tha thiết, thấm đậm tình người, nhưng cũng đầy triết lý mầu nhiệm của Phật pháp thâm sâu, đồng thời họ cũng được dự một bữa tiệc chay no nê sau bao tháng năm đói khát khốn cùng.

“Pháp lực bất tư nghì, từ bi vô chướng ngại, thất liệp thập phương, phổ thí châu sa giới”. Sức mạnh của pháp Phật không thể nghĩ bàn, với lòng từ bi không chướng ngại, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chủng tộc, buổi pháp thí trong hội vô giá có thể biến bảy hạt cơm tràn đầy cả mười, làm no đủ cho hằng hà sa số chúng sinh.

4.Kết luận

Trai đàn chẩn tế kỳ siêu bạt độ là một pháp môn tu trong vô lượng pháp môn. Nó là một hình thức bố thí, gồm cả tài thí lẫn pháp thí. Dĩ nhiên, sự bố thí tài vật trong đàn tràng, mặc dù con mắt phàm tục của người sống thấy chẳng có một chút hư hao, nhưng tất cả đều đã được chúng sinh trong đường ngạ quỷ thụ dụng, và họ thụ dụng bằng phương pháp thức thực và cả tư niệm thực nữa. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là pháp thí. Bởi chỉ có pháp thí mới giúp chúng sinh nhận được tài thí, và chỉ có pháp thí mới giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh giới khổ đau, siêu sinh về miền tịnh độ.

Đối tượng chính của trai đàn bạt độ là chúng sinh trong đường ngạ quỷ, nhưng trong những chúng sinh ấy, biết đâu chừng có cả ông, bà, cha, mẹ, anh, em, bà con, bạn bè... của chúng ta? Dù không phải là họ hàng thân thích, thì trên mảnh đất này, biết bao người đã nằm xuống cho chúng ta sống còn? Và dù những chúng sinh ấy không liên hệ gì đến chúng ta, nhưng họ đang đói rách bơ vơ thế kia lẽ nào mình lại ngoảnh mặt làm ngơ ? Cho nên, pháp hội trai đàn bạt độ là một cách để chu tất món nợ ân tình giữa người còn sống với người đã chết. Bao nhiêu oan trái, hận thù vùi chôn dưới lòng đất, chìm sâu dưới đáy biển muôn trùng hay ẩn nấp đâu đó trong tâm hồn của người chết lẫn người sống, thì hôm nay, trong hội vô giá cam lồ này, nguyện nhờ lời kinh tiếng kệ mà hóa giải oan khiên thành tình thương yêu, sự hiểu biết và lòng cảm thông, tha thứ. Xin nguyện biến oan khiên thành ân nghĩa. Ân cha mẹ, ân thầy tổ, ân của trời đất, ân của đồng loại. Ân nghĩa ấy đã thắt chặt tình người qua bao nhiêu kiếp!

http://chuavanhanh.free.fr/index.php?menu=11&ref=3096&lang=
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết