NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ


Join the forum, it's quick and easy

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» PHÓNG SANH - 2013
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:38 pm

» HÌNH ẢNH LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:36 pm

» Thông Báo: LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Nghiêm Tue 10 Dec 2013, 12:02 pm

» Chuyến Hành Hương Đà Lạt Của Các Huynh Muội!
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:31 pm

» CHÙA QUÁN ÂM TỊNH THẤT - ĐỨC TRỌNG - LÂM ĐỒNG
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:17 pm

» VĨNH MINH TỰ VIỆN - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:13 pm

» CHÙA PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:07 pm

» CHÙA DƯỢC SƯ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Tue 03 Dec 2013, 4:21 pm

» Hình Ảnh Phóng Sanh Thứ Năm 21/11/2013
by Quảng Nghiêm Thu 21 Nov 2013, 2:17 pm

ĐẠI LỄ PHÓNG SANH CHÙA TỪ ÂN 2013
CHUA TU AN.gif
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Images?q=tbn:ANd9GcRlMejTGgNz5wM3qlaZDrddg9nSkmwZOPNo7da1-ROruqVGf_Uunw
“Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Images?q=tbn:ANd9GcSC-TGWiq75j0XxMcwvEuWsupTz51ROY8H3KC2gVO8PrgEl7kis
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi; và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Images?q=tbn:ANd9GcT_Cwwvbt-KXrgxf2JVdbPARkRNNKUP4UnXvofNx14x0rBsPzis
Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn.
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Phoca_thumb_l_07
Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Images?q=tbn:ANd9GcQrZzV4LYT1XvW4d6tDrJGwWBz0xQx7kD-bmMv9euFy2pMsmu_4
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Images?q=tbn:ANd9GcQmVlwzrsEvtHL5UZf5-xLsQ7VvFMcCAySNw66pZ2sTMa7h1Qo6_A
Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp không gián đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh

2 posters

Go down

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Empty NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh

Bài gửi by Quảng Nghiêm Mon 22 Aug 2011, 9:02 am

CHUYỂN NGHIỆP VÀ VÃNG SANH
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh SU+ONG+HT_NGOI
HT. Thích Trí Tịnh
Nghiệp lực của chúng sanh khó nói được. Mọi người sanh ra trong cõi này đều có vô số Nghiệp Lực đeo theo. Ta đã tạo ra Nghiệp từ nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ, tích tụ và tùy duyên mà phát sinh Quả Báo. Cõi này là khổ, chúng ta gây nhân tội lỗi nên phần nhiều là quả khổ. Trong Kinh Phổ Hiền nói:

“Nếu ác nghiệp chúng sanh đã tạo mà có hình tướng thì khắp cõi hư không chẳng thể đựng chứa hết được”.

Những Nghiệp Ác này chỉ có tu hành theo pháp Phật mới có thể giảm thiểu lần lần, chỉ khi nào dứt hẳn không còn mảy tơ thì chủng tử ác mới thật sự dứt sạch. Người thời nay tu hành cho sạch Nghiệp được giải thoát thật là khó. Do vậy Ðức Phật đã vì lòng từ bi mà nói ra Pháp Môn Niệm Phật, cầu sanh Cực Lạc, đới nghiệp vãng sanh. Nghĩa là mang cả khối Nghiệp mà hư không chẳng thể đựng chứa hết được này, sanh về cõi nước của Phật A Di Ðà thì an toàn, bảo đảm không phát ra quả báo khổ để phải chịu. Cõi ấy không có duyên phát khởi nên những chủng tử xấu không kết thành quả báo xấu. Chúng sinh ở đó do công năng tu hành mà những Nghiệp Dư ấy dần dần tiêu trừ, cho đến không còn nữa. Ở cõi này, ngay như thân cuối cùng để thành Phật của Ðức Thích Ca cũng còn phải chịu những dư báo xấu sót lại như bị kim đâm, ăn lúa ngựa… huống là những bậc thấp hơn, nói gì đến chúng ta là hàng phàm phu, Nghiệp Lực dẫy đầy. Người đời nay trong khi tu hành rất dễ sa vào Nghiệp tăng thượng mạn, xem Kinh thấy có chút hiểu biết, cứ tưởng mình đã được, mình là người cứu độ chúng sanh. Ta đọc trong Kinh Kim Cang có câu:

“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.

Nghĩ tới ngẫm lui rất đắc ý, tưởng rằng đã được đến chỗ như trong Kinh nói nhưng không được vậy, không những là Bồ Tát mà phải là bậc Ðại Bồ Tát mới được như thế. Chúng là phàm phu ăn dơ, lúc tiêu hóa phải thải ra cặn bã mà chính mình còn không chịu nổi. Kinh Duy Ma Cật nói, Ngài Duy Ma đi xin cơm ở nước Chúng Hương của Phật Hương Tích để cúng dường chúng hội, mọi người ăn vào đều được nhẹ nhàng, sảng khoái. Ngài Xá Lợi Phất có bạch Phật, cơm ấy chừng nào mới tiêu? Ðức Phật dạy:

“Nếu người ăn vào mà được tăng thượng quả chứng, từ quả vị này bước qua quả vị khác thì cơm ấy sẽ tiêu, bình thường thì thế lực của nó được trong bảy ngày, nghĩa là trong bảy ngày người ấy không thấy đói, vẫn nhẹ nhàng, sảng khoái, khi tiêu hủy hết sẽ tan thành hơi thơm mà ra ngoài, không có cặn bã”.

Cũng vậy, ở cõi nước Cực Lạc, tưởng ăn thì thức ăn hiện ra rồi mình tưởng như đã ăn, chớ thật ra không có ăn nhưng vẫn cảm thấy no đủ, nhẹ nhàng. Kinh A Di Ðà đã diễn tả ở Cực Lạc ngày đêm Sáu Thời rưới Hoa Trời Mạn Ðà La. Hoa ấy sẽ tự tan biến rồi rưới hoa mới, không còn cặn bã, không như vậy thì hoa mới chồng lên hoa cũ mỗi ngày một cao lên không biết đến đâu. Ðó chính là Quả Báo thù thắng. Chúng sanh ở cõi Ta Bà Nghiệp Lực sâu dày, thứ gì cũng có cặn bã. Nói như thế để chúng ta luôn nhớ mình là phàm phu, Nghiệp Lực dẫy đầy. Nhiều khi mình quên mình là chúng sanh, cứ nghĩ là bậc này, bậc nọ đang cứu độ chúng sanh thì thật là sai lầm. Vì thế tôi mỗi khi tụng Kinh, niệm Phật đều hồi hướng cho tất cả chúng sanh, nghĩ mình là người được hồi hướng chớ không nghĩ là người đang hồi hướng.

Qua việc Nghiệp Lực, tôi khuyên nhắc các huynh đệ cố gắng tu hành, bớt việc ngoài, dành nhiều thời gian để tụng Kinh, niệm Phật. Chúng ta phải chí thành tha thiết thì Nghiệp Lực nhiều đời mới nhẹ bớt, chỉ có sanh về Cực Lạc mới có thể mang được Dư Nghiệp mà tiến tu đến ngày thành Phật.

"Cố gắng hết sức mình - Cầu đài sen Thượng Phẩm"
(Trích khai thị - H/T. Vạn Đức)

Nguồn: http://huevienlotus.blogspot.com/


Được sửa bởi Quảng Nghiêm ngày Fri 14 Sep 2012, 1:36 pm; sửa lần 2.
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Empty NHẮC NHỞ TU HÀNH

Bài gửi by Quảng Nghiêm Tue 23 Aug 2011, 7:33 pm

NHẮC NHỞ TU HÀNH

Khai Thị 17/7 Tân Mão của Đại Lão H/T. Thích Trí Tịnh

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh IMG_5518

..."Đời sống con người ngắn ngủi không bền lâu. Chỉ vì chúng ta là phàm phu mê tối được một ngày thì cho là dài lâu, được một tháng hay một năm lại lầm tưởng là lâu hơn. Kỳ thật thời gian qua rất mau do đó mình phải tranh thủ thời gian ngắn ngủi này đừng để lãng phí. Ngày tháng qua mau, các huynh đệ lấy ĂN CHAY làm nền tảng, luôn lấy việc NIỆM PHẬT, TỤNG KINH làm Công Đức Xuất Thế. Từ những điểm này gắng sức giữ gìn, rồi tu thêm các việc lành khác. Mong các huynh đệ ai nấy đều nhất tâm tinh tấn, vững bền ở trong Giáo Pháp của Phật. Phải khắc ghi hai chữ VỮNG BỀN này".

Tôi năm nay đã 95 tuổi, ngày giờ đã đến lúc phải mãn. Tôi cũng cố gắng lắm, kỳ thật những người bạn đồng tu cùng thời với tôi đều đã theo Phật từ lâu. Tôi còn ở trên đời để gặp mặt tất cả các huynh đệ là điều hy hữu lắm. Tôi tuổi đã cao, sức khỏe cũng yếu không thể nói nhiều nên chỉ nói những điều cốt yếu để nhắc nhở tất cả các huynh đệ.

Trong việc tu hành, Quả Vị cao của các bậc Thánh chính yếu là nương nơi Lý Tánh (Tánh Không). Nhưng chúng ta đều là người sơ cơ, trong Sáu Nẻo Luân Hồi dù rằng may mắn được thân người nhưng vẫn còn lẩn quẩn trong vòng sanh tử, nói thẳng đều là phàm phu tục tử. Cho nên mình phải biết căn cơ và vị trí của mình trong hiện tại để bước đi cho vững chắc. Vì sao như vậy? Vì ngày, tháng, năm, tuổi không chờ đợi. Trong Kinh nói, những cõi nước khác thọ mạng người dân tính bằng số kiếp, tính theo thời gian ở cõi này không biết bao nhiêu triệu năm. Còn thọ mạng của loài người ở cõi này chỉ mấy mươi năm, rất ngắn ngủi. Một ngày ở cõi Trời Tứ Thiên Vương bằng 50 năm ở cõi người, còn ở cõi Trời Đao Lợi thì một ngày bằng trăm năm ở cõi người. Thế nên đời sống con người ngắn ngủi không bền lâu. Chỉ vì chúng ta là phàm phu mê tối được một ngày thì cho là dài lâu, được một tháng hay một năm lại lầm tưởng là lâu hơn. Kỳ thật, thời gian qua rất mau do đó mình phải tranh thủ thời gian ngắn ngủi này đừng để lãng phí.

Tôi từ lúc vào chùa, biết được Phật Pháp, trước tiên là tụng thuộc lòng KINH PHỔ MÔN. Các huynh đệ nên nhớ tụng nghĩa là phải thuộc lòng. Tôi biết được công hạnh của Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM liền nghĩ rằng: Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM làm lợi ích rộng lớn cho chúng sanh như thế, mình cũng phải làm gì để đem lại lợi ích cho mọi loài? Mình bây giờ lẩn quẩn chỉ lo ăn, lo uống, hoàn cảnh xung quanh toàn là những chuyện phàm phu tục tử, phiền não nghiệp chướng. Từ đó tôi mới lập chí. Tôi thường ra nơi thờ Ngũ Hành trong Chùa Vạn Linh (Núi Cấm) ở đó thanh vắng, một mình để học thuộc Kinh. Chỉ trong hai tháng, thời công phu sáng chiều, tôi thuộc làu hết. Lúc tôi xuất gia vô chùa không có Áo Tràng để mặc. Mỗi khi tụng Kinh ở Chánh Điện thì tôi phải mượn. Lúc đó có cô Phật tử cúng bốn thước vải nâu, yêu cầu tụng 60 biến Phẩm Phổ Môn. Các thầy bảo tôi nên nhận lãnh phần này để được vải Nâu may Áo Tràng mặc đi tụng Kinh. Tôi hứa nhận, chỉ một ngày tôi thuộc Phẩm PHỔ MÔN. Nhờ đó tôi biết rõ bổn phận của mình phải làm gì để lợi ích chúng sanh, trong khi thời gian lại quá ngắn. Tôi sức khỏe lại yếu kém, trong đại chúng là người ốm yếu nhất.

Tôi biết chữ Hán, nên chùa giao việc viết sớ cầu an cầu siêu. Lúc đó lá sớ phải viết sẵn bằng tay, khi có việc thì điền tên thí chủ vào. Do đó chùa cất cho tôi cái cốc, chiều ngang 1,5m , chiều dài 2,5m làm bằng tranh, tre. Tôi lấy tấm ván làm cái bàn để trên đầu giường, ngồi trên đầu giường để viết sớ. Nhưng tôi mượn việc viết sớ để có chỗ tịnh tu, giành thời gian tụng Kinh niệm Phật thêm bốn thời nữa, chưa tính thời khóa nơi Chánh Điện của chùa. Tôi lại nghe nói tu hành phải khổ hạnh nên không ngủ, đến nỗi ngồi thọ trai mà chén cơm rơi xuống đất lúc nào cũng không hay. Tôi không ăn cơm, chỉ ăn rau rừng, đến khi đi lên những dốc cao trên núi bước lên không nổi. Cuối cùng tôi từ bỏ lối tu này. Về sau, tôi đọc Tạp Chí Từ Bi Âm (tờ báo này mỗi tháng đều được gởi lên tận chùa) của Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học, trụ sở đặt tại Chùa Linh Sơn (Sài Gòn). Trong tạp chí ấy, tôi đọc được một đoạn KINH PHÁP, trong tâm rất vui thích (lúc đó là năm 1938). Qua năm sau, tôi nghĩ phải đến trường để học Phật Pháp, vì có học có hiểu biết đúng thì tu hành mới đúng Chánh Pháp. Năm 1940, tôi ra Huế được học ở Trường Phật Học Báo Quốc. Tôi đọc Kinh Quán Vô Lượng Thọ, y theo đó lập hạnh cho mình. Trong Kinh nói:

"Người muốn sanh về Cực Lạc phải có Ba Hạnh: 1. Tin sâu nhân quả. Tôi từ trước đến giờ biết điều nào lành thì làm, điều nào ác thì tránh. Nên đối với đạo lý nhân quả cũng rất tin tưởng; 2. Đọc tụng kinh điển Đại Thừa; 3. Khuyến tấn hành giả".

Cuộc đời tu hành của tôi nhất định phải làm được Ba Điều này để sanh về Thế Giới Cực Lạc. Hiện tại, tôi nhận thấy những điều này đã đem lại kết quả tốt, tương lai cũng tốt. Tôi y theo Điều Thứ 2 (đọc tụng kinh điển Đại thừa) nên hễ thích Kinh nào thì tụng thuộc lòng Kinh đó. Nhờ tụng thuộc lòng, dù ở hoàn cảnh nào, đi đứng nằm ngồi đều có thể tụng Kinh được. Còn ở Chánh Điện trước bàn Phật mở Kinh ra thì gọi là đọc. Cho nên ý nghĩa giữa đọc và tụng rõ ràng không nên hiểu sai lệch.

Năm 1945, lúc nhập thất 49 ngày tại Chùa Kim Huê (Sa Đéc), ban ngày tôi xem Tạng Luật, ban đêm thì đọc KINH HOA NGHIÊM. Lúc đến Phẩm PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN lòng tôi vui mừng như người đi xa được trở về cố hương, cảm thấy rất quen thuộc, chỉ mấy ngày thôi tôi đã thuộc lòng Phẩm Kinh này. Từ đó,tôi lập thời khóa riêng của mình: tụng Phẩm PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN, bài kệ Phẩm Phương Tiện trong KINH PHÁP HOA, Phẩm PHỔ MÔN, KINH A DI ĐÀ, rồi niệm Phật hồi hướng Tây Phương Cực Lạc. Năm 1947, tại Trường Liên Hải Phật Học, vào đêm 30 tháng 3 âm lịch, tôi chợt nghĩ: mùng 8 tháng 4 âm lịch này là lễ Phật Đản, mình lấy gì để cúng dường lên Đức Phật? Mình nhất định phải học thuộc KINH KIM CANG để đến ngày đó cúng dường Phật. Đến ngày mùng 7 tháng 4 âm lịch, tôi nhờ Thầy Tắc Phước (bây giờ là Hòa thượng trụ trì Chùa Phước Huệ ở Úc), cầm bút dò theo. Nếu tôi đọc sai thì biết để sửa. Tôi tụng Kinh xong thì Thầy Tắc Phước nói không sai chỗ nào hết. Từ đó trở về sau, tôi đưa thêm KINH KIM CANG vào thời khóa của riêng mình thành Năm Bộ Kinh: KINH PHỔ HIỀN HẠNH NGUYỆN, KINH KIM CANG, bài kệ Phẩm Phương Tiện trong KINH PHÁP HOA, Kinh PHỔ MÔN, Kinh A DI ĐÀ, rồi niệm Phật hồi hướng về Cực Lạc. Tôi giữ kỹ thời khóa tu tập, mỗi ngày đều phải thực hành đều đặn chưa từng bỏ sót.

Tôi nói chân thành với các huynh đệ rằng, sự tướng không thể bỏ được. Lấy sự tướng của việc tụng Kinh, niệm Phật để chống lại sự tướng của Ba Độc: tham, sân, si, phiền não, già, bệnh, chết. Ngày tháng không thể bỏ qua, nó thúc đẩy mình tiến đến chỗ chết mà thôi. Như tôi năm nay 95 tuổi, qua sang năm là 96 tuổi, không thể trở lại 94 tuổi được. Thân này mầm bệnh tật bao vây từ trong đến ngoài, nó luôn chờ dịp để sanh khởi lên. Còn trước mặt là tấm bảng già yếu, bệnh tật, chết chóc, chui đầu vào đó mà thôi. Ai cũng phải đến chỗ đó hết, chỉ sớm hay muộn. Thân này là như vậy, kết cuộc của thân là như vậy. Mọi người phải nhận hiểu rõ ràng, chớ nên mê lầm. Tôi cũng có Ba Điều để dìu dắt mọi người, xuất gia cũng như tại gia. Vì người tin được thì sẽ thực hành theo:

1. ĂN CHAY phải thiết thực. Vì mỗi ngày ăn thịt chúng sanh thì điều ác nào chẳng dám làm, việc thiện nào có thể sanh khởi được? Bởi vì loài vật bị giết bị nấu bị nướng thì con người mới có thịt ăn. Vả lại, đạo Phật lấy Từ Bi làm chánh, nhưng ăn thịt chúng sanh thì đâu còn Từ Bi nữa. Ăn chay có những lợi ích gì:

· Không vướng mắc vào nhân quả của Nghiệp Giết Hại. Nghiệp Sát Sanh ở thế gian rất nặng, vì chúng sanh bị bắt giết thì chúng ta mới có thịt ăn.

· Ăn chay vì tình thương không nỡ ăn thịt loài vật. Tình thương phát sanh thì mong muốn mọi loài đều được an vui, do đó làm các việc lành. Như thế Tâm Từ đã sanh ra. Ví như mình thương người em, người cháu thì đâu muốn nó khổ, đã không muốn nó khổ thì không làm những việc bất thiện. Do vậy, Tâm Bi cũng sanh khởi mà làm các việc lành. Tâm Từ Bi có được cội gốc do ăn chay mà thành. Thuở nhỏ những người bạn trong xóm sắm giàn thun để bắn chim, tôi cũng làm theo. Bạn bè sắm cần câu để câu cá, tôi cũng sắm cần câu đi câu theo. Từ lúc biết ăn chay, tôi thấy con gà, con chim,các con vật khác thì thương nó lắm. Nếu người ăn thịt thì tình thương không thể phát sanh. Ví như chúng ta có con em, mỗi ngày mình ăn thịt nó mà cho rằng thương nó thì không được. Tình thương phát sanh ảnh hưởng nơi “Từ” thì làm lành, nơi “Bi” thì không làm ác. Điều Thiện Lành thì tăng thêm, việc Xấu Ác ắt giảm dần và dứt sạch. Như vậy chúng ta ăn chay tự nhiên làm được hai việc mà Đức Phật từng dạy: “Từ bỏ các việc ác, luôn làm các việc lành”. Do đó Tâm Từ Bi là cội gốc để đi lên con đường Hiền Thánh.

2. Trong KINH LĂNG NGHIÊM, đoạn Đức Phật nói BA MÓN TIỆM THỨ. Trước tiên không được ăn Ngũ Tân (Hành, Hẹ, Tỏi, Nén, Hung Cừ). Vì tính chất của Ngũ Tân làm tăng tham dục và sân hận, ảnh hưởng của nó là quyến rũ Ngạ Quỷ, Chư Thiên cùng Thiện Thần đều tránh xa. Nó hay trợ giúp phát sanh Nghiệp Phiền Não. Cách đây ít hôm, có người xưng là Quỷ Vương nói: “Tôi lên đây để đấu với Hòa Thượng, nếu Hòa Thượng thua thì tất cả binh tướng của tôi sẽ chiếm chỗ này”. Sáng hôm đó, tôi đang ngồi uống thuốc Tam Tài thấy có một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn ông thì đứng chắp tay, còn người đàn bà thì uốn mình như con rắn (có thể thuộc loài Ma Hầu La Già) rồi quỳ xuống lạy, lạy xong rồi đi xuống. Tâm tôi cũng không để ý chỉ nhìn thấy vậy thôi. Sau đó tôi nghe mấy Thầy nói họ lên Chánh Điện ngồi niệm Phật một ngày một đêm. Các Thầy kể lại đã hỏi họ rằng: “Sao không thấy đấu với Hòa Thượng mà quỳ lạy rồi đi xuống?”. Người kia nói: “Tôi nhìn thấy Hòa Thượng sợ quá nên quỳ xuống lạy chứ không dám làm gì hết”.

Các Thầy hỏi, lúc đó Sư Ông có bắt ấn hay niệm Chú gì không? Thật ra, tâm tôi không để ý tới. Tôi nói việc này để các huynh đệ biết, mình sống ở đây các loài Ngạ Quỷ hạng cao đầy dẫy. Cho nên Phật nói, nếu ăn Ngũ Tân sẽ ảnh hưởng đến các loài đó. Bây giờ nhiều chùa ngập tràn mùi vị Ngũ Tân. Cho đến các chùa xung quanh Tỏi, Hành (Ba Rô) treo đầy trong nhà bếp. Các huynh đệ muốn giữ điều này cũng khó lắm, vì mỗi ngày phải đi đám, người ta nấu thức ăn bỏ hành bỏ tỏi, nếu không dùng thì nhịn đói. Do vậy tôi không đi dự các đám cúng. Từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ dùng Năm Thứ Rau Cay này. Có khi xuống Chùa Huệ Nghiêm (Bình Chánh) tôi phải dặn không được bỏ Ngũ Tân vào thức ăn. Lúc đến các chùa dùng cơm chay mà có mùi vị này thì tôi chỉ ăn chút cơm và bánh ngọt rồi về.

3. Từ trên nền tảng đó tu hành CHÁNH NIỆM: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Niệm Phật là trì niệm danh hiệu Nam Mô A DI ĐÀ Phật. Niệm Pháp là tụng Kinh. Niệm Tăng là niệm danh hiệu Bồ Tát QUÁN THẾ ÂM, Bồ Tát ĐẠI THẾ CHÍ, Bồ Tát ĐỊA TẠNG VƯƠNG. Trong đó lấy niệm Phật làm chánh, mỗi ngày đều thực hành như thế thì Chánh Niệm dần dần tăng lên, Thiện Căn cũng từ đó thêm lớn, Công Đức và Phước Đức cũng từ đó tăng trưởng. Trong sinh hoạt hàng ngày, có những điều giúp mình tăng Phước và giảm Phước mà chúng ta không để tâm lưu ý. Trong Mười Đại Nguyện Vương của Bồ Tát PHỔ HIỀN, Điều Nguyện Thứ Năm là “Tùy hỷ công đức” dễ thực hành lắm, lấy công đức của người làm công đức của mình. Đây là Pháp tu thong thả nhẹ nhàng. Đối với các việc lành của người, chúng ta không vui mừng lại còn ngăn cản chê trách thì tổn phước. Còn tùy hỷ (vui mừng theo) thì Phước Đức tăng thêm. Chẳng hạn có người xây một ngôi nhà lớn, khách bước vào khen ngợi khang trang mát mẻ thì người chủ liền vui. Một người khác lại cho rằng, nhà rộng quá dọn dẹp mệt thêm. Người chủ nghe được cũng hơi buồn. Như lúc xây Chánh Điện Chùa Vạn Đức, có người khen ngợi Cây Bồ đề cao đẹp quá. Nhưng có người lại nói nhìn lên Cây Bồ Đề quá cao thật mỏi cổ. Chỉ một việc nhỏ này, một bên tăng Phước, một bên tổn Phước. Các huynh đệ lưu ý để ứng dụng trong đời sống thường ngày, những điều tăng Phước thì nên làm. Những điều tổn Phước thì nên tránh. Mỗi ngày tích lũy một ít thì Phước Đức từ ít thành nhiều, từ nhỏ thành lớn. Ngày tháng qua mau, các huynh đệ lấy ĂN CHAY làm nền tảng, luôn lấy việc NIỆM PHẬT TỤNG KINH làm Công Đức Xuất Thế. Từ những điểm này gắng sức giữ gìn, rồi tu thêm các việc lành khác. Mong các huynh đệ ai nấy đều nhất tâm tinh tấn, vững bền ở trong Giáo Pháp của Phật. Phải khắc ghi hai chữ VỮNG BỀN này./.

Tỳ Kheo Thích Pháp Đăng kính ghi

http://huevienlotus.blogspot.com/


Được sửa bởi Quảng Nghiêm ngày Fri 14 Sep 2012, 1:38 pm; sửa lần 1.
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Empty TƯỜNG THUẬT LẠI SỰ KỲ LẠ VỀ CÂY TÙNG

Bài gửi by Quảng Nghiêm Thu 25 Aug 2011, 10:08 am

SƯ ÔNG H/T. VẠN ĐỨC - HT. Thích Trí Tịnh

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh SU+ONG+HT_NGOI
TƯỜNG THUẬT LẠI SỰ KỲ LẠ VỀ CÂY TÙNG TRƯỚC THẤT SƯ ÔNG VẠN ĐỨC LÚC 24:15 – 24:25 10/6 CANH DẦN

Năm 1964 Sư Ông có trồng hai cây Tùng Bách Tán hai bên điện Quán Âm phía trước thất của Ngài. Cây Tùng bên phải từ ngoài nhìn vào cao khoảng 20 mét, đứng nghiêng về phía lầu của Sư Ông nên khi lợp mái nhà có cắt một khoảng bao quanh thân Cây Tùng.

Vào khoảng tháng 5 âm lịch năm Canh Dần thì cây nầy có dấu hiệu bị khô nhánh lần lần, đến tháng 6 âm lịch thì các nhánh bị khô hoàn toàn không còn hi vọng như cây bên trái chỉ chết phân nửa rồi lên lại. Thầy Tri Sự có bảo tôi (Hoằng Luân thị giả) lên thưa Sư Ông đốn để sợ nguy hiểm. (Nếu có đốn cũng phải đốn từ khúc rồi, thòng dây chuyền xuống chứ chung quanh cây Tùng rất nhiều chướng ngại). Sư Ông dạy:

“Không được đốn, cứ để tự nhiên như thế”.

Sư Ông còn nhắc lại không ai được phép đốn.

Đến tối ngày mùng 10 tháng 6 âm lịch một sự kỳ lạ đã xảy ra. Tôi đang nằm ngủ trên nền gạch phòng khách phía ngoài phòng ngủ của Sư Ông hướng về khung cửa sổ tròn nhìn ra Cây Tùng đó, bỗng nghe có tiếng động nên tôi thức dậy nhìn đồng hồ mới có 24h15. Năm phút sau, thì thấy một đường ánh sáng và những tiếng động lớn phía trên. Tôi cứ nghĩ là tiếng trời gầm (sấm). Nhưng nghe lại thì tiếng phát ra từ mái nhà trên lầu như có nhiều người đi trên đó, và đến 24h25 thì không còn nghe tiếng gì nữa. Định ngủ lại thì thấy Sư Ông cũng đã thức, tôi định thưa lại việc vừa xãy ra, nhưng lại sợ Sư Ông bận tâm nên thôi và tôi đi nghỉ. Đến 3h30 xuống sân thì thấy cây Tùng đã ngã.

Dưới lầu Sư Ông có Thầy Hoằng Khởi đã 70 tuổi nghỉ trong phòng chỗ Cây Sa La gần Cây Tùng. Thầy cho biết không nghe tiếng cây ngã, nhưng kể lại rằng vào lúc nửa đêm thầy thấy một đường ánh sáng rất lạ từ nơi Cây Sa La chổ cửa sổ tròn mà Sư Ông thường ngồi uống thuốc Tam Tài và nhìn Bông Sa La mỗi buổi sáng. Thầy tưởng là chập điện trên Sư Ông. Nên đẩy cửa ra ngoài xem nhưng không thể nào được mặc dù cửa không khóa. Thầy chỉ niệm được 2 câu “Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát” rồi ngất đi, khoảng một tiếng rưỡi sau mới tỉnh lại thì sự việc đã xong, đi ra ngoài thì thấy Cây Tùng đã ngã một cách kỳ lạ.

Nếu ai đã từng nhìn qua tư thế Cây Tùng ngã thì không thể nào lý giải được nó ngã như thế nào. Vào thời điểm đó trời đúng gió, cây đang trong tư thế dựa vào nhà, nhánh lá thì khô nếu có gió lớn cũng chưa chắc đẩy ra khỏi mái nhà được huống nửa là ngã ra phía trước. Trong khi đó cây ngã ra ngoài cũng đã la một chuyện lạ. Và nếu ngã thẳng ra ngoài với chiều dài 20m thì vướng những cây ở phía trước và nếu có rớt xuống được thì ngọn gần đụng vách Niệm Phật Đường.

Đằng này một điều lạ nữa là khi ngã xuống cây gãy làm 2 khúc chỗ gảy cách gốc khoảng 3m, dấu gãy cũng rất bằng. Và gãy như vậy thay lì hai mặt gãy nó nằm gần nhau và nếu có cách ra cũng chừng 5 tấc, 1m hoặc 2m nhưng 2 mặt gãy phải đối nhau, nhưng lạ một điều là đầu của phần trên được đưa ra ngoài rất xa, gần bực thềm của sân rồi đưa cái ngọn trở vào lại Điện Quán Âm rất thẳng theo phần góc và cuối phần ngọn gầm đụng vách phòng khách dưới, ngọn cong đỉnh lên rất đẹp. Chung quanh chổ cây ngã, chướng ngại vật rất nhiều mà cây ngã rất êm không gãy nhánh, rụng lá thậm chí một đướng dây điện đi dọc theo hướng cây gãy cũng không hề hấn gì. Và một cây to như thế, dài như thế ngã rất êm không gây tiếng động lớn.

Đây quả là một việc rất kì lạ, sức người không thể làm được. Do đức độ của Hòa Thượng mà cảm đến Chư Vị Hộ pháp dùng thần lực mới tạo ra được một tư thế như vậy. Nếu leo lên cây đốn từng khúc đưa xuống thì quả là nguy hiểm, vì cây đã mục mà lại rất cao. Đọc trong Tự Truyện Ngài Hư Vân cũng có một chuyện tương tự như thế. Những bậc Chư Tăng thường có Chư Hộ Pháp theo ủng hộ. Xin ghi lại việc này để làm tăng thêm lòng tin cho mọi người.

GỐC TÙNG
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh PST7_022
Khô mục ngã gãy hướng ra ngoài mật thất

NGỌN TÙNG
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh PST7_020
Xếp gập lại theo tư thế liên hoa tọa

Thị Giả HOẰNG LUÂN

http://huevienlotus.blogspot.com/
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Empty CHỈ RÕ CÔNG PHU NIỆM PHẬT - HT.Thích Trí Tịnh

Bài gửi by Quảng Nghiêm Fri 14 Sep 2012, 1:43 pm

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh SU%2BONG%2BHT_NGOI-2011
(Chùa Vạn Đức, ngày Khánh tuế 17/7 Nhâm Thìn – 2/9/2012)
Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa. Do cái rõ ràng mà người được nghe, người được biết, nghe cũng dễ mà biết đúng cũng dễ. Chỉ quan trọng là phải có lòng tin chân thật, chí nguyện vãng sanh chân thật và thực hành đúng pháp siêng năng. Được vậy, thì đã nắm vững ở pháp môn niệm Phật. Nếu lúc tu hành có sai cũng dễ nhận biết, làm đúng mình cũng tự biết, khi được mình cũng tự biết.

Tôi nói thật với các huynh đệ, những gì sau khi tôi đã hiểu đã biết, lúc thực hành như thế nào, trải qua mấy mươi năm, các huynh đệ đôi khi thắc mắc: không biết Hòa thượng tu như vậy thành tựu được gì không? Có được mà chỉ được bước đầu tiên thôi.

Các huynh đệ tụng kinh A Di Đà, đức Phật có nói, nếu thiện nam tử, thiện nữ nhân được nghe đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày nhất tâm bất loạn thì người đó đến lúc lâm chung được đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện ra trước mặt. Lúc ấy, do sức niệm của mình đã vững, lại có Phật và Thánh cùng đến tiếp đón nên tâm không điên đảo, được sanh về thế giới Tây phương Cực lạc.

Khi về cõi Cực lạc lấy hoa sen làm bào thai mà sanh ra, thọ hưởng về chánh báo là thân thể, được thân kim cang bất hoại. Trong kinh nói, hoàn cảnh ở cõi đó rất rõ ràng, đất đai, nhà cửa, sự sinh hoạt đều rất trang nghiêm thanh tịnh, bảo đảm chắc chắn thành tựu quả vị Phật. Cho nên, vãng sanh Tịnh độ không phải chuyện tầm thường, phải được đức Phật cùng Thánh chúng đến tiếp đón.

Vậy làm thế nào chúng ta được sanh về cõi Cực lạc? Trong kinh A Di Đà nói: “Chẳng thể dùng chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về cõi ấy”. “Chẳng dùng chút ít” nghĩa là phải nhiều, nhiều thiện căn phước đức nhân duyên mới được sanh về. Nhưng muốn được nhiều phải làm sao? Theo lời Phật dạy, rất dễ hiểu, dễ thực hành, dễ được kết quả. Nghĩa là: Người nào nghe đến đức Phật A Di Đà rồi chấp trì danh hiệu. “Nghe đến” nghĩa là chưa từng nghe biết cõi Cực lạc và đức Phật A Di Đà, bây giờ mới được nghe biết danh hiệu của Ngài.

Bốn tiếng “Chấp trì danh hiệu” thường thường không ai chú ý. Khó lắm! Lời trong kinh nói là lời Phật nói không phải chuyện thường, từ tiếng phải nắm cho rõ chứ không phải như phàm phu nói chuyện với nhau. Nếu không như vậy thì sẽ hiểu sai lệch, đã hiểu sai thì tu sai, tất nhiên không có chỗ thành tựu. Thế nào mới đúng ở nơi “chấp trì danh hiệu”? “Chấp” nghĩa là nắm, “trì” nghĩa là giữ, tức là trong tâm thường niệm Phật luôn luôn, chẳng phải như lúc mới tập niệm hoặc nửa tiếng hay một tiếng, hoặc một trăm câu nhưng lúc buông ra thì trong tâm không nhớ niệm Phật. Như vậy nghĩa của “chấp trì” là nắm luôn giữ kỹ, không lúc nào không có, lúc có lúc không thì chẳng phải.

Về sau các bậc cổ đức diễn tả bốn tiếng ấy như là:

1. Bất niệm tự niệm: mình không nghĩ niệm nhưng trong tâm vẫn luôn tự niệm Phật.

2. Niệm lực tương tục: niệm Phật có sức mạnh thường niệm luôn, không lúc nào hở dứt.

Nếu người nào tự thực hành thì sẽ tự biết. Từ chỗ được “chấp trì danh hiệu” là đạt bước đầu tiên về đạo lực trong pháp môn Trì danh niệm Phật.

Tôi nói rõ cho các huynh đệ biết, điều này tôi cũng đã nói rồi. Từ trước đến giờ, tôi chuyên tu ở nơi pháp môn niệm Phật, là pháp tu mà Phật dạy từ phàm phu tiến lên bậc Thánh. Về chỗ thành tựu, tôi chỉ được bốn tiếng như trong kinh đã nói là “chấp trì danh hiệu”. Từ bước đầu tiên này mới được những bước sau như tiến lên tam muội (chánh định) chẳng hạn. Đến bây giờ, tôi cũng chỉ được tầng bậc này thôi, phần ít nhất của pháp môn niệm Phật. Đời tôi năm nay đã 96 tuổi mà thọ dụng không hết. Thứ nhất: ngũ tạng, lục phủ trong thân không sanh bệnh. Có lần tôi vô bệnh viện để khám bệnh. Sau khi khám xong, bệnh viện làm giấy kết quả xét nghiệm về tâm, cang, tỳ, phế, thận, máu huyết… Họ tổng kết rằng: kiểm tra kỹ, tất cả đều bình thường. Kế nữa, có điều làm chứng cho mình biết, các vị đắc đạo lên bậc Thánh, cái ngủ không có, thùy miên tâm sở bị trí lực làm cho thế lực của nó yếu hẳn hoặc mất đi. Người bình thường, thùy miên tâm sở còn nguyên, hễ nằm nhắm mắt thì khởi lên ngủ mê, còn trằn trọc không ngủ là bị bệnh mất ngủ. Còn người được đạo, thùy miên tâm sở yếu hoặc không còn. Vì sao? Vì có trí lực chế phục. Như lâu rồi cho đến bây giờ, mấy tháng nay tôi không ngủ. Mấy chú thị giả nói: “Con không ngủ một đêm thì ngày sau không làm gì được! Sư ông mấy tháng không ngủ tinh thần vẫn tỉnh sáng, còn phấn chấn mạnh hơn lúc trước kia”. Thỉnh thoảng tôi cũng ngủ nhưng ít lắm, đến đỗi chỉ khi có chiêm bao mới biết mình ngủ.

Trên đường đạo, mình biết rất rõ ràng chứ không phải mù mờ. Mù mờ nguy hiểm lắm! Chính mình không rõ để nhận biết, rồi tự viết thành sách. Người đọc tưởng rằng đúng, chẳng dè chỉ là phàm phu tự ý nói ra. Tôi thường nói, phải y cứ trong kinh làm chánh, gọi là Thánh giáo lượng. Trong kinh không nói, dù người có nói hoặc viết sách truyền bá thì chưa chắc chắn. Vì phàm phu vẫn phải phàm phu, chẳng thể phàm phu muốn thành Thánh liền thành Thánh.

Hồi xưa, tôi chuyên nắm giữ nơi pháp môn niệm Phật là do có tâm ưa thích. Tâm ưa thích này, nghiệm lại là tập quán quen thuộc của mình nhiều đời nhiều kiếp chớ không phải mới đây. Kế đến, tôi nhận thấy pháp tu này chắc chắn, từ chỗ ứng dụng tu đến lúc được kết quả đều có mực thước rõ ràng. Chẳng hạn, lúc hạ thủ công phu trì danh niệm Phật, bắt đầu thực hành cũng rõ ràng từ việc nghe tiếng Nam Mô A Di Đà Phật, chỉ có sáu chữ, dễ nhận, dễ biết, dễ nhớ. Nhưng niệm phải đúng pháp là thế nào? Lúc niệm Phật thì có âm thanh của câu Phật hiệu, nhưng tâm phải nhận rõ được tiếng niệm, chớ đừng miệng niệm mà tâm lại nghĩ việc khác. Ví dụ: miệng niệm Phật, trong tâm lại suy nghĩ xâu chìa khóa để đâu rồi? Như vậy là tu trật, đúng hay sai liền biết.

Niệm Phật đúng pháp là “tâm tiếng hiệp khắn nhau”. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó. Niệm thầm hay ra tiếng đều phải vậy. Thế nên, lúc ứng dụng tu đúng hay không đúng tự mình dễ dàng phân biệt. Muốn niệm đúng pháp cũng khó lắm! Tâm phải theo tiếng rất khó! Khó kềm, khó nhiếp cho đến phải dùng xâu chuỗi, nhờ lần chuỗi để trói buộc cái tâm loạn tưởng lại, chứ không phải lần chuỗi thiệt lẹ hột này rồi đến hột khác.

Thuở trước, tôi tự tìm cách để niệm Phật. Lúc ngồi lại niệm Phật thầm, tôi định thời gian là một xâu chuỗi. Ban đầu niệm đủ ba câu Phật hiệu rồi lần một hột, nhưng ba câu Phật này phải chắc chắn, nếu nó xao lãng không rõ ràng thì bỏ, lại niệm ba câu khác. Sau đó, tiến lên năm câu lần một hột, rồi đến bảy câu lần một hột, sau rốt mười câu lần một hột. Nếu lúc niệm Phật mà có một chút xao lãng, tạp niệm xen vào thì mười câu đó bỏ, niệm mười câu khác. Nhiếp tâm không dễ dàng, phải chuyên cần tinh tấn, nắm cho thật vững chắc. Mình tu đúng thì chính mình được thành tựu, do đó phải cố gắng.

Lúc được “Bất niệm tự niệm” trong tâm biết rất rõ ràng như từ chỗ điểm A bước đến điểm B, được rồi thì nhất định không bao giờ mất, chắc thật không phải mờ mịt. Đến bây giờ, tôi chỉ được chỗ này thôi. Các huynh đệ đừng nghĩ rằng, các vị Thánh xuôi chân nằm ngủ ngáy khò khò như mình đâu, nghĩ vậy là sai. Tôi được một chút đó mà cái ngủ đã tự nhiên mất, nếu có thì chỉ thỉnh thoảng.

Các pháp môn khác cũng vậy, lúc còn phàm phu thì chưa có đạo lực, ở pháp Phật được chút gì thì gọi là đạo lực. Đã có sức mạnh trên đường đạo ắt phải khác hẳn lúc chưa có.

Tôi từng diễn đạt phương pháp niệm Phật qua bài kệ:
Nam Mô A Di Đà
Không gấp cũng không hưỡn
Tâm tiếng hiệp khắn nhau
Thường niệm cho rành rõ.
“Rành” là câu tiếng rành rẽ. “Rõ” là phải rõ ràng. Lúc niệm Phật đừng ham nhiều rồi niệm phớt phớt, không cần nhiều nhưng phải thật rành rõ. Khi công phu nắm thiệt vững chỗ này. Kế đến là “tâm tiếng hiệp khắn nhau”, tuy khó nhưng luôn luôn cố gắng, đừng để lúc niệm Phật tiếng một nơi, tâm một ngã. Đó là tu không đúng rồi, mà không đúng thì không thể được. Ví như anh thợ mộc muốn làm cái bàn, anh phải làm đúng phương pháp thì mới thành ra cái bàn. Do vậy, việc quan trọng trước nhất là phải tu đúng pháp. Trì danh niệm Phật mà tâm tiếng hiệp khắn nhau gọi là tu đúng pháp, còn sai trật thì không được gì.

Muốn được như vậy, tôi đã dùng chuỗi để hạn định thời gian, lúc đến chỗ mười câu mới lần một hột phải mất mấy tiếng đồng hồ mới rồi một xâu chuỗi. Mỗi thời niệm Phật như vậy, ngồi khoanh chân niệm thầm phải mất hai tiếng đồng hồ. Tu hành phải chịu khó, phải bền bỉ thì mới có chỗ được. Lúc tôi niệm thầm mười tiếng lần một hột chuỗi, trong mười tiếng đó tới câu số tám hoặc số chín mà xao lãng thì bỏ không lần qua, bắt đầu từ một trở lại. Thế nhưng lúc thành tựu được chút gì trên đường đạo (đạo lực), trong tâm an lạc khỏe lắm!

Tôi từng nghĩ, bản thân mình có làm cái gì, được cái gì, có làm có được, phải đến chỗ được cho thật vững vàng rồi mới đem cái mình đã từng làm, từng tu khuyên nhắc truyền dạy người khác. Nguy hiểm nhất là phàm phu tự ý nghĩ ra rồi viết thành sách, làm lầm người khác. Thế nên, đệ tử Phật phải lấy Thánh giáo lượng (lời Phật dạy trong kinh điển) làm mực thước để đo. Nếu đúng theo kinh thì chắc chắn tin theo, so lại mà chưa đúng thì cần kiểm tra suy xét cho kỹ. Nếu chưa được đạo đều gọi là phàm phu, tự ý nói thì không bảo đảm.

Mấy huynh đệ phải nhớ đừng nên bỏ phí thời gian. Về Thiền Tông, tôi cũng đọc nhiều bộ sách lớn như Thiền Học Tập Thành, Thiền Học Đại Thành. Nhiều người đọc đến đoạn ngài Triệu Châu khi có người đến tham học, Ngài không chỉ dạy điều gì, chỉ kêu nói “Uống trà đi”! Người học lễ bái rồi lui ra. Đó là câu khai thị, nhưng người thường khó nhận khó hiểu, lại tưởng lầm rằng đã đắc Thiền thì chỉ uống trà thôi!

Riêng về pháp môn niệm Phật là pháp dễ tu, có mực thước rõ ràng mà hành giả đều có thể nắm vững để thực hành. Một phương pháp lúc tu hành có từng bước thật rõ, tu đúng hay không đúng dễ nhận biết. Tôi xem nhiều kinh sách nhận thấy pháp môn niệm Phật dễ nắm vững, thực hành cũng dễ, khi chưa được cũng biết chưa được, khi được thì cũng biết đã được, thật rõ ràng!
Thời gian gần đây, tôi không thể lạy Phật nên mong các huynh đệ đừng lễ lạy tôi, chỉ xá là được rồi! Mong tất cả đều tinh tấn tu hành.

Thích Pháp Đăng thành kính ghi lại.
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Empty Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh dạy về cách nhất tâm, tinh tấn và chuyển hóa vọng niệm

Bài gửi by Quảng Nghiêm Thu 20 Sep 2012, 11:03 am

Đại lão Hoà thượng Thích Trí Tịnh sinh năm 1917, được suy cử Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN từ năm 1984 đến nay, là một bậc Tòng Lâm thạch trụ, đã phiên dịch nhiều bộ kinh lớn, khiến cho giáo nghĩa Đại thừa được lưu thông, Phật pháp được lưu truyền trong tứ chúng. Hoà thượng tinh thông cả thiền giáo, là tấm gương sáng, bậc chân tu sáng ngời đạo hạnh trong lòng Tăng Ni, Phật tử Việt Nam, là bậc thầy mẫu mực của Tịnh tông để các liên hữu cùng noi bước.

Các bậc tổ sư thường dạy đồ chúng cách tâm niệm để làm phương châm hành trì. Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên dưới hình thức một lời tâm niệm?
NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh HTThichTriTinh-New
Người xưa thường nói: “Sanh tử sự đại” nhưng mình đã quen sống trong sanh tử, ai cũng vậy hết, nên không thấy quan trọng. Kỳ thật, lấy mắt đạo mà nhìn vào thì đó là việc lớn của mọi người, của chúng sanh. Đã lăn lóc mãi trong nhiều đời, hiện tại nếu không cố gắng thì những đời sau cũng vẫn lẩn quẩn trong vũng lầy sanh tử mà thôi.

Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sinh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sanh tử luân hồi. Vì thế, gặp được rồi thì mình phải cố gắng để vững bền trong chánh pháp. Cho nên, Phật dạy tất cả đều phải tinh tấn, nhất tâm. Nhưng chúng ta lại có cái lỗi là luôn phóng dật, giãi đãi. Trong Luật, những khi có việc gì thì các vị Trưởng lão, các vị Đại đức đều khuyên nhắc: “Phải tinh tấn, chớ phóng dật”. Chỉ có hai điều đó thôi! Phóng dật ở thân khẩu thì dễ biết, còn ở tâm ý thì rất khó biết. Hễ duyên theo lục trần đều là phóng dật. Phóng dật thì trôi theo sanh tử. Tinh tấn thì đạt Niết-bàn. Người tu hành phải tinh tấn thì mọi khó khăn đều sẽ vượt qua, mọi công đức sẽ đạt được.

Trong một số bài giảng, Sư ông thỉnh thoảng sử dụng từ “tu mót” để khích lệ tứ chúng tinh tấn tu tập. Xin Sư ông giải thích thêm ý nghĩa của tu mót là gì?

Các bậc tổ đức ngày xưa khi vào trong đạo liền tìm cách để được định và tuệ. Chúng ta trong thời mạt pháp, lăn lóc trong ồn náo, nhiều chuyện, nhiều việc, nhiều người nên tôi thường nhắc nhở sự tu hành của mình giống như là “tu mót”. Mót thời gian để tu, đừng bỏ qua. Gặp việc thì làm việc. Rảnh việc thì nhiếp tâm niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Được một phút thì tốt một phút. Được một giờ thì tốt một giờ. Thế nên đừng bỏ qua việc tu mót.

Ví như những người ở quê ngày xưa đi mót lúa, tuy chỉ mót lúa nhưng vẫn đủ lúa gạo để ăn, vẫn nuôi thân, nuôi gia đình được. Mình đây cũng vậy, nếu cố gắng mót thì cũng được đầy đủ đạo pháp, nuôi lớn pháp thân, huệ mạng của chính mình. Nếu huynh đệ thực hành một thời gian rồi nghiệm lại sẽ thấy “tu mót” lại nhiều hơn thời khoá tu hành chính. Vì thế nếu bỏ qua tu mót thì bỏ phí rất nhiều thời gian.

Ai cũng có công việc hết, nhưng rồi cũng có xen kẽ, lúc tâm trí mình được rảnh rang thì gắng giữ ba điều: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Được vậy, phóng dật bớt dần lại, tương ưng với phần tinh tấn. Nếu trọn đời mình sống trong chánh pháp của đức Phật thì đường đạo mỗi ngày sẽ mỗi tăng tiến.

Sư ông vừa dạy niệm Tam bảo. Vậy trọng tâm của pháp niệm này là gì?

Ai nấy cần phải nhất tâm và chánh niệm. Chánh niệm đứng đầu là ba niệm: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Đừng để nó rời. Niệm Phật thì niệm hồng danh, niệm tướng hảo, niệm công đức. Niệm Pháp thì phải thuộc kinh, vì nhớ đến kinh pháp tức là niệm Pháp. Niệm Tăng thì ở nơi đức Quán Thế Âm Bồ-tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát hay Phổ Hiền Bồ-tát, cho đến Di Lặc Bồ-tát, Địa Tạng Bồ-tát đều là Bồ-tát Tăng đáng để cho chúng ta nghĩ đến các ngài và công hạnh của các ngài. Nếu tâm mình thường nghĩ tưởng như vậy thì bớt phóng dật, tất được tinh tấn. Tinh tấn dần từ một ngày, hai ngày, ba ngày, cho đến nhiều tháng nhiều năm thì lần lần cội bồ-đề mà mình vun trồng sẽ càng thêm to lớn, vững mạnh.

Làm thế nào để vượt qua các vọng niệm?

Vọng tâm, vọng niệm dễ sanh. Những phiền não, nghiệp chướng cũng dễ phát khởi. Do vì cảnh duyên bên ngoài trợ giúp mấy thứ đó phát triển, tăng trưởng. Mình ở trong thời mạt pháp, lấy sức người để tu hành cũng giống như ở nơi giữa dòng sông, chẳng những là nước mà lại có sóng lớn nữa, luôn luôn lúc nào cũng có sóng hết. Trong đó phải bơi lội thì việc đó cần cố gắng lắm mới được. Có cố gắng mới thành công.

Do đó, cần lập nguyện. Chí nguyện lớn sẽ giúp mình thêm cố gắng và vững chãi hơn ở đường đạo. Chí nguyện phải thật vững để giúp cho nghị lực, vì có chí nguyện ắt có nghị lực. Như thế mới vững vàng được ở nơi những luồng sóng dập dồn, nếu sơ suất liền bị chìm. Nói tiếng chìm, huynh đệ cần phải suy nghĩ cho kỹ.

Ở cõi ngũ trược này, phát chí nguyện phải dũng mãnh, nghị lực phải dũng mãnh. Ở trong cái khó mà tu tập thì hạnh đức cao vời. Khó thì dễ hư nhưng thành tựu được thì công cao. Do đó, trong kinh Duy Ma Cật nói: “Bồ-tát ở nơi cõi đời này, có những công đức mà nơi cõi khác không có được” chính là ý này vậy.

Huynh đệ biết khó thì phải cố gắng. Lập chí lập nguyện cố gắng vượt lên. Luôn luôn kiểm soát tâm ý của mình lẫn cả về hành động và lời nói. Kiểm soát nếu thấy không đúng thì sửa lại cho đúng. Ai cũng đều có lỗi, nhưng có lỗi mà biết sửa đổi thì thành tốt. Mong rằng chư huynh đệ đều nhất tâm, tinh tấn tu hành!

Khi tu sĩ chúng con làm Phật sự thì phải tiếp duyên. Vậy, tiếp duyên thế nào để Phật sự thành công mà không bị vướng dính duyên trần?

Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả, rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua. Không phải hàng xuất gia không bị dính mắc vào quyền lợi. Huống nữa, chính quyền lợi đó sẽ đem đến những tai hoạ cho thân mình. Mấy huynh đệ tuổi còn trẻ, đường còn dài, phải lưu ý lắm mới được.

Người đời có sự nghiệp của người đời. Người xuất gia có sự nghiệp của người xuất gia. Chỉ là lớn hay nhỏ thôi. Tuy vậy, mình nhớ tạo sự nghiệp phải được như con nhện, đừng như con tằm nhả tơ rồi phải chết trong kén của nó. Tôi chỉ luôn luôn mong cầu công đức. Tôi khuyên các huynh đệ không mong cầu những cái lợi như người đời thường nghĩ. Cái lợi của người tu chính là thiện căn công đức, đâu phải là tiền bạc, vật chất. Mấy huynh đệ phải nhớ mình ở chỗ nào, nơi nào cũng phải gây tạo thiện căn công đức, đừng chạy theo những vật chất bên ngoài.

Tôi luôn làm theo khẩu hiệu ngầm của riêng mình. Những việc đúng pháp, về mặt tinh thần hoặc vật chất thì “không cầu cũng không từ”. Nghĩa là không tìm cầu cũng không từ chối. Đây là khẩu hiệu để tôi lập thân. Chẳng hạn, nếu có duyên cất chùa, mà cái duyên đó nó tự đến, nhận thấy đáng thì không từ chối. Cho đến tứ sự cúng dường cũng vậy, những vật gì không dùng nhưng cũng không từ chối. Mình không sử dụng thì chuyển đến người khác, cho đại chúng dùng.

Nếu làm việc gì, dù có cái lợi lớn trước mắt nhưng khi làm có cái hại xen vô trong hiện tại hoặc tương lai thì quyết không làm, không tham dự. Ví dụ như danh vị, tiền bạc, lời khen tặng … Nếu được lợi thì phải xem có cái hại hay không. Nếu có thì phải tránh xa. Thấy hại mà vẫn chạy vô thì bị nghiệp dẫn.

Tôi thấy việc tu hành đã trải qua mấy mươi năm, nhờ ứng dụng những điều trên mà không bị tổn thất, chịu cái hại lớn, mà lại thấy việc nhẹ nhàng, thảnh thơi. Tôi đã nói tận đáy lòng. Mấy huynh đệ thấy đúng lý thì nên bắt chước làm theo, để sự tu hành không bị vướng kẹt, thiện căn công đức luôn được tăng trưởng. Đó là điều tôi muốn ở tất cả mấy huynh đệ.

Xin Sư ông cho chúng con một lời khuyên để chúng con áp dụng tu hành!

Ngày tháng trôi qua mau lắm, một năm không mấy chốc mà đã hết rồi. Già, bệnh, chết mãi đeo theo người, không chừa ai hết. Mong các huynh đệ ai nấy đối với pháp của Phật, không biết nhiều thì cũng biết ít, noi theo chỗ hiểu biết của mình mà tinh tấn tu hành, luôn luôn nghĩ đến vô thường, sanh tử. Thân này tuy không bền lâu, mình phải cố gắng nương theo thân người này để tu hành, vượt qua biển sanh tử, lên đến bờ giải thoát. Nếu chưa được vậy thì cũng làm nhân duyên thù thắng cho những đời sau, đạo tâm kiên cố, căn lành tăng trưởng.

Thời gian qua thật mau, đừng để luống uổng, phải thường nghĩ vô thường. Nhớ lại thuở trước, chỗ mình đang ngồi, đang quỳ ở đây là nơi mấy em cháu (bây giờ cũng sáu, bảy mươi tuổi rồi) đứng hái trái sim, thì mấy huynh đệ biết nó thuộc rừng rú. Rồi mình khai hoang, cất chùa. Thấm thoát cây gỗ của chùa cũng mục. Từ đó, biết rằng thời gian trôi mau lắm, năm sáu chục năm thoáng chốc đã qua. Vì vậy, nên nhớ lời Phật dạy, phải luôn nghĩ đến vô thường. Thân này còn đây, ngày mai không bảo đảm.

Pháp của Phật rõ ràng, chỉ ở nơi mình có chịu làm hay không chịu làm đó thôi. Nên gắng tinh tấn giữ đạo tu hành. Cầu mong mấy huynh đệ căn lành mỗi ngày thêm lớn, công đức mỗi ngày tăng trưởng.

Chúng con thành kính tri ân Sư ông đã khai tâm mở trí chúng con.
Chúng con xin y giáo phụng hành.

Thượng Tọa Thích Hoằng Tri thực hiện
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Empty Re: NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh

Bài gửi by Quảng Chánh Wed 08 May 2013, 12:39 pm

Hòa thượng Thích Trí Tịnh nói về ý nghĩa và giá trị của tụng kinh


Thích Hoằng Tri

Ngoài việc trở thành một dịch giả vĩ đại của kinh điển Đại thừa, đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh đến nay đã có trên 70 năm tụng kinh. Lời khai thị của Hòa thượng dưới đây có ý nghĩa rất lớn cho người đọc tụng và thọ trì kinh để mở mang tâm trí và thâm nhập kinh tạng.

Bạch Sư ông, tại Việt Nam, có người dùng từ đọc kinh, có người dùng từ tụng kinh. Ý nghĩa của hai thuật ngữ này thế nào?

Các huynh đệ nên hiểu “tụng” là học thuộc lòng, những khi lên chánh điện mặc áo tràng đắp y, thắp nhang lễ Phật, có chuông có mõ, mở kinh ra rồi cho đó là tụng. Kỳ thật đó không phải là tụng kinh mà chỉ là đọc kinh. Tụng kinh là phải đọc thuộc lòng kinh. Nên nhớ kỹ điều đó! Khi đã thuộc lòng rồi, mình tụng mới có lợi ích lớn. Không những lúc mặc áo tràng đắp y lên điện Phật, mà trong những khi đi đứng nằm ngồi, thỉnh thoảng những lời kinh do mình thuộc nó sẽ khởi lên trong tâm.

Như người đời thuộc những bài ca mà họ ưa thích, thì những khi đi đứng nằm ngồi họ thường khe khẽ cất lên vài câu, hay trong tâm cũng thường nghĩ nhớ đến những bài ca bài hát đó. Cũng vậy, nếu mình thường niệm Phật thì nó khởi lên câu niệm Phật. Còn nếu mình thuộc lòng kinh thì những lời kinh thường hay khởi lên thì ngay lúc đó là mình đã tụng kinh rồi.

Sư ông thường dạy rằng lời Phật thật quý báu. Vậy, người tụng kinh do tôn kính lời Phật sẽ đạt được lợi ích gì?

Mỗi khi tụng kinh, mình nhớ lại những lời dạy của Phật thì đó là mình niệm Pháp. Khoảng thời gian mình tụng kinh thì những niệm phiền não, những niệm xấu, niệm ác bị đè phục nên không khởi lên; do bị đè phục nên nó yếu đi, nó đã yếu thì lúc có khởi lên cũng khởi yếu. Đây là nói phục, còn đoạn là khác nữa. Nhưng nhờ cái phục nên nó yếu. Vì yếu nên tội chướng nghiệp chướng cũng yếu dần. Khi bên tội chướng, nghiệp chướng yếu thì thiện căn công đức sẽ khởi dậy. Hai cái đó như hai cái giá cân. Nếu bên này nặng thì bên kia bị nhẹ. Nếu bên này nhẹ thì bên kia nặng, lẽ đương nhiên là như vậy. Nói cách khác, ngoài phước báu do tôn kính Phật pháp, người tụng kinh có thể làm tiêu trừ nghiệp chướng.

Trong đời tu của Sư ông, hẳn nhờ tụng kinh Sư ông ngộ ra nhiều điều. Xin Sư ông đơn cử một ví dụ về cái ngộ nhờ tụng kinh.

Nay tôi sẽ nói rõ điều này cho các huynh đệ nghe, vì thông thường ít ai nghĩ đến. Nhân khi tụng kinh Kim Cang tôi đã khám phá ra một điều mà từ lâu suy nghĩ không biết vì sao trong kinh nói một vị Tu đà hoàn dứt trừ được kiến phiền não, còn tư phiền não thì chậm nhất là trong bảy đời dứt hết thành A la hán. Vị Tu đà hoàn không có đời thứ tám, chỉ đến đời thứ bảy là cuối cùng. Trong kinh nói rõ ràng, chứ không nói việc tu hành gì cả.

Tôi thường suy nghĩ việc đó hoài, nghiệm mãi không ra. Cho đến khi tụng kinh Kim Cang đến đoạn Phật hỏi ngài Tu Bồ Đề: Vị Tu đà hoàn có tự nói mình là Tu đà hoàn không? Ngài Tu Bồ Đề đáp là không. Bởi vì Tu đà hoàn gọi là nhập lưu. Nói nhập mà không chỗ nhập. Không nhập vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, do đó gọi là Tu đà hoàn. Ngay đó tôi hoát nhiên phá giải được cái điều mà tốn không biết bao nhiêu thời gian suy nghĩ về lý do tại sao mà vị Tu đà hoàn không có đời thứ tám, chỉ nội trong bảy đời dứt tư hoặc chứng A la hán.

Nghĩa là vị Tu đà hoàn sau khi kiến hoặc đã dứt rồi thì tâm của vị ấy không còn bị chi phối bởi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Do không bị chi phối nên tư hoặc không có dịp phát khởi. Vì không phát khởi nên lần lần nó mòn yếu đi. Do mòn yếu nên nó dứt lần lần. Dứt một phần thì thành Tư đà hàm. Dứt thêm phần nữa thì thành A na hàm. Dứt thêm nữa cho đến dứt sạch hết thì thành A la hán. Nó dứt từng phần, dứt lần lần.

Cũng thế, hằng ngày mình có niệm Phật tụng kinh, thì lúc đó phiền não, nghiệp chướng nó không khởi. Nó không khởi trong khoảng thời gian mình có niệm Phật, tụng kinh, chứ không phải nó luôn luôn không khởi. Nhưng có như vậy thì nó yếu lần đi. Nó yếu lần đi thì cái lành cái tốt phát triển lên thì gọi là mình có tu. Phiền não nghiệp chướng bị dằn bị phục thì thiện căn công đức phát sanh, cho đến lúc nào đó sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không còn chi phối nội tâm mình là thành công. Mà cũng không biết đến lúc nào, bởi vì chủng tử phàm phu trong vòng sanh tử luân hồi của mình nó nặng nề lắm, phiền não nghiệp chướng nặng nề lắm. Nhưng nếu hằng ngày mình có phương pháp để dằn để phục, thì nó sẽ yếu lần lần. Bằng không nếu bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối thì mỗi ngày chẳng những nó không yếu mà lại mạnh thêm, thì mình càng chui đầu sâu vào vòng sanh tử luân hồi. Lẽ tất nhiên hai ngả rõ ràng như vậy.

Trên đây chỉ là một ví dụ. Nếu các huynh đệ mỗi ngày đều tụng kinh thì sẽ tỏ rõ nhiều điều bổ ích. Do đó, tôi khuyên các huynh đệ siêng năng tụng kinh để thâm nhập trí Phật.

Tại Việt Nam, khi tụng kinh, các chùa còn niệm Phật. Xin Sư ông khai thị về phương pháp niệm Phật trong tụng kinh?

Tôi nói rõ để huynh đệ biết rằng tụng kinh và niệm Phật đúng cách là thật tu. Khi niệm Phật thì không duyên việc khác. Không duyên theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Chỉ duyên nơi âm thanh câu niệm Phật. Huân tập mỗi ngày một mạnh lên nơi hạnh niệm Phật thì những niệm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp khác, mỗi ngày một bớt đi, vì trong khoảng thời gian đó nó không khởi được thì nó phải giảm bớt. Mà nếu thời gian niệm Phật càng ngày càng nhiều thì tất nhiên mỗi ngày mình lần lần tiến lên.

Cũng như người tu thiền giữ tâm đừng cho khởi vọng, tất nhiên là làm sao cho nội tâm đừng bị chi phối bởi sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Nó không chi phối thì phiền não nghiệp chướng không do đâu mà sanh khởi. Phiền não nghiệp chướng không khởi được thì lần lần nhẹ đi, cho đến lúc nào đó cũng như cái màn che bị rách, bị tan thì ánh sáng từ trong nội tâm phát ra, gọi là tỏ ngộ. Hai đường tu dù Thiền dù Tịnh giống nhau, chứ không chi khác.

Vậy, theo Sư ông tu thật chất là không để tâm dính vào sáu trần cảnh?

Đúng vậy! Hằng ngày mình bị sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp chi phối là không có tu. Lúc nào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó không chi phối nội tâm của mình được, thì chính lúc đó là lúc mình tu. Nên nhớ kỹ như vậy! Chứ không phải đợi đến lúc mặc áo, đắp y lên chánh điện. Mặc áo đắp y lên chánh điện, lễ Phật mà bị cảnh ngoài sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp nó chi phối thì chưa phải là có tu.

Pháp của Phật dạy nói cho rõ là tu tâm. Còn nơi thân và khẩu chỉ trợ giúp cho nội tâm mà thôi. Nói vậy không phải phế bỏ những thời khóa tu tập, ban đầu sức tu còn yếu thì phải nương vào thời khóa, quan trọng ở chỗ là ngoài thời khóa cũng phải tu. Do đó niệm Phật không luận là lúc đi, đứng, nằm, ngồi gì, nếu có niệm luôn thì có tu, mà bị gián đoạn là không có tu. Đó là điểm chánh yếu. Tất cả các pháp môn khác cũng đều như vậy.

Bạch Sư ông, để thâm nhập kinh tạng khi tụng kinh, người tụng phải làm gì để đạt được?

Để được như thế, khi tụng kinh phải thuộc lòng kinh. Chẳng những các thời khóa trong chùa phải thuộc mà các kinh mình thích cũng phải thuộc. Như tôi cũng vậy, thích Phổ Môn phải thuộc Phổ Môn, thích Kim Cang phải thuộc Kim Cang, thích phẩm Phổ Hiền phải thuộc phẩm Phổ Hiền, cho đến thích Pháp Hoa phải thuộc Pháp Hoa. Lúc trước mỗi ngày giữ đều đặn như vậy, riêng kinh Pháp Hoa thì mỗi ngày tụng một biến hoặc hai ngày một biến. Ai làm được như thế thì thâm nhập kinh tạng không khó.

Bạch Sư ông, người bận rộn với nhiều công việc không có thời gian để tụng nhiều thì làm thế nào có thể hiểu kinh được?

Người bận rộn có thể chọn các phần kinh quan trọng để tụng. Tôi đơn cử cách sắp thời gian của tôi trong quá khứ. Năm 1963 khởi lên việc tranh đấu với ông Diệm và năm 1964 thành lập GHPGVN Thống Nhất, tôi phải bận nhiều công việc nên mỗi ngày không có thời gian tụng kinh Pháp Hoa. Ai cũng biết tụng kinh phải tụng luôn nếu không lại quên nên không thể tiếp tục việc tụng kinh Pháp Hoa, mà chỉ giữ lại bài kệ phẩm Phương Tiện làm thời khóa cho đến bây giờ. Bài kệ phẩm Phương Tiện cũng nhiều lắm, gần 500 câu chứ đâu phải ít. Khi có thể thu xếp thời gian thì ta tụng cố định và đều đặn hơn thì mới hiểu kinh thấu đáo được.

Hiện nay, thời khóa mỗi ngày của tôi nhất định phải có là: sáng sớm thức dậy tụng phẩm Phổ Hiền trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Kim Cang, bài kệ phẩm Phương Tiện của kinh Pháp Hoa, kinh Phổ Môn, kinh A Di Đà” rồi hoàn kinh niệm Phật. Nếu tụng ra tiếng thì hơn 2 tiếng đồng hồ, nếu tụng thầm thì trên dưới một tiếng rưỡi. Năm nay tôi đã 94 tuổi nên chỉ thực hiện thời khóa bằng cách tụng thầm mà thôi, chứ tụng ra tiếng thì không nỗi nữa rồi. Sở dĩ tôi nói kỹ như vậy để chúng ta biết rõ cách tu tập của mình là phải có sự liên tục hằng ngày. Không nên lúc có, lúc không.

Tụng kinh niệm Phật ngoài mục đích chính yếu là vãng sanh Cực Lạc ra, còn có tác dụng hàng phục những phiền não nghiệp chướng, khiến cho những thiện căn công đức được tăng trưởng. Nếu mỗi ngày tu hành đều đặn như vậy, tất nhiên lần lần bớt đi phần phàm phu sanh tử mà tiến lần trên con đường Hiền Thánh giải thoát.

Bạch Sư ông, khi hiểu kinh rồi thì lộ trình tu bao lâu mới đạt kết quả?

Ngay đức Phật cũng phải trải qua vi trần số kiếp tu tập chứ không phải con số ức muôn mà mình thường tính toán. Phải lấy số vi trần để tính số kiếp tu hành. Rõ ràng như vậy, chính đức Phật nói chứ không ai khác. Như Phẩm Đề Bà Đạt Đa trong kinh Pháp Hoa, ngài Trí Tích Bồ tát nói: “Tôi xem trong cõi Tam thiên Đại thiên nhẫn đến không có chỗ nhỏ bằng hột cải mà không phải là chỗ của Bồ tát (chỉ cho Phật Thích Ca) bỏ thân mạng để vì lợi ích chúng sanh, vậy sau mới thành đạo Bồ đề”. Chứ không phải thường thường như chúng ta, làm được chút ít công đức gì đó mà đòi thành ông Hiền ông Thánh liền đâu. Trong kinh dạy rất đầy đủ, nhất là kinh Đại Bửu Tích nói về công hạnh của các vị Bồ tát rõ ràng lắm. Mọi người nên cố gắng tìm đọc. Tôi bây giờ phải nhờ người khác đọc để biết được công hạnh của các ngài quá khứ tu thế nào, hiện tại thành tựu thế nào.

Nói chung, việc dứt trừ nghiệp chướng phiền não để ra khỏi sanh tử luân hồi không phải là chuyện dễ. Nhưng mình có tu tập đều đặn là mình có bước đi. Mà đã có bước đi là có lúc đến. Có bước một bước là có giải thoát một bước, chứ không phải đợi đến đích rồi mới giải thoát. Thường nghĩ như vậy lại thấy vui. Bởi vì biết mình mỗi ngày có bước là mỗi ngày gần thêm bờ giải thoát. Nên nhớ kỹ là vi trần số kiếp chứ không phải ít đâu. Không phải nghe nói: “Tức tâm tức Phật” rồi cho rằng thấy tâm là thành Phật. Vì nếu như vậy là mình hơn Phật Thích Ca xa lắm rồi.


Quảng Chánh
Admin

Capricorn
Tiger
Tổng số bài gửi : 35
Join date : 18/05/2011
Age : 49

Về Đầu Trang Go down

NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh Empty Re: NHỮNG BÀI PHÁP KHAI THỊ CỦA HT. THích Trí Tịnh

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết