NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ


Join the forum, it's quick and easy

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» PHÓNG SANH - 2013
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:38 pm

» HÌNH ẢNH LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:36 pm

» Thông Báo: LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Nghiêm Tue 10 Dec 2013, 12:02 pm

» Chuyến Hành Hương Đà Lạt Của Các Huynh Muội!
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:31 pm

» CHÙA QUÁN ÂM TỊNH THẤT - ĐỨC TRỌNG - LÂM ĐỒNG
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:17 pm

» VĨNH MINH TỰ VIỆN - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:13 pm

» CHÙA PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:07 pm

» CHÙA DƯỢC SƯ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Tue 03 Dec 2013, 4:21 pm

» Hình Ảnh Phóng Sanh Thứ Năm 21/11/2013
by Quảng Nghiêm Thu 21 Nov 2013, 2:17 pm

ĐẠI LỄ PHÓNG SANH CHÙA TỪ ÂN 2013
CHUA TU AN.gif
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Images?q=tbn:ANd9GcRlMejTGgNz5wM3qlaZDrddg9nSkmwZOPNo7da1-ROruqVGf_Uunw
“Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Images?q=tbn:ANd9GcSC-TGWiq75j0XxMcwvEuWsupTz51ROY8H3KC2gVO8PrgEl7kis
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi; và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Images?q=tbn:ANd9GcT_Cwwvbt-KXrgxf2JVdbPARkRNNKUP4UnXvofNx14x0rBsPzis
Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn.
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Phoca_thumb_l_07
Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Images?q=tbn:ANd9GcQrZzV4LYT1XvW4d6tDrJGwWBz0xQx7kD-bmMv9euFy2pMsmu_4
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Images?q=tbn:ANd9GcQmVlwzrsEvtHL5UZf5-xLsQ7VvFMcCAySNw66pZ2sTMa7h1Qo6_A
Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp không gián đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO!

Go down

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Empty CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO!

Bài gửi by Quảng Nghiêm Sat 10 Sep 2011, 7:28 pm

KHẢO XÉT VỀ HỘ PHÁP VI ĐÀ

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Ho_phap_chuthien


Hộ pháp Vi Đà ở vào thời Bắc Tống đã được giới Phật giáo công nhận, như trong "Phiên dịch danh nghĩa tập" của Ngài Pháp Vân có chép: "Hộ Pháp Vi Đà tôn xưng ngày nay... Là bởi Bạt Xà Ba La Nhị, gọi là Kim cang thủ vì tay của Ngài có cầm chày Kim cang, nhân đó mà lập thành tên... Hiện nay nương theo hình dáng ấy mà lập tượng Ngài ở cửa các Già Lam". Tuy nhiên Hộ Pháp Vi Đà tôn xưng ngày nay, trong thành điển ghi chép chưa được rõ, người đời sau cũng có nhiều thuyết khác, hoặc có nười nghi Hộ Pháp Vi Đà đầu tiên là vị tướng quân thời nhà Đường, điều này quả là hư dối và không đủ tin tưởng, do vậy mới làm bài "khảo sát về Hộ Pháp Vi Đà" này.

Vị Hộ Pháp Vi Đà thiên tướng (tướng trời) được đặt trước Đại hùng bửu điện, trong chốn Tùng lâm xem Ngài là Vi Côn tướng quân xuất xứ từ "Cảm thông lục" của luật sư Đạo Tuyên Sách này có người nghi ngờ sự việc đó chẳng phải do Ngài Luật sư Đạo Tuyên soạn, vì trong "Pháp Uyển châu lâm" của Đạo Thế cùng thời với Đạo Tuyên đã đề cập đến vấn đề này, nói rằng: "Có một người trời" "Họ Vi tên Côn" "một vị hạ thần trong 8 vị tướng quân ở Nam Thiên" "Cảm ứng đến ba châu" v.v... Có thể biết lòng thành của Luật sư Đạo Tuyên đã cảm đến người trời, lòng thành của tướng trời là Vi Côn hộ trì chính pháp, đích xác là truyền thuyết lưu thông thời bấy giờ. Ngài Luật sư Đạo Tuyên nổidanh trì luật, Ngài Đạo Thế cũng là một bậc tài đức có tiếng trong pháp môn, dường như chẳng đến nổi nói dối để mê hoặc mọi người. Vị người trời ấy hiện thân trước Luật sư Đạo Tuyên nội dung nghiên cứu như thế nào tuy chúng ta chẳng thể biết được, nhưng sự việc có ra ắt phải có nguyên nhân của nó, điều đó có thể xác đáng vậy.

Vi Côn tướng quân chỉ là một vị Vi Côn tướng quân mà thôi, cớ sao người đời xem là Hộ Pháp Vi Đà? Vậy thì tự nên một lần khảo xét về tên của Vị Đà xem sao. Trong những sách dịch của Ngài Tam Tạng Đàm Vô Sấm thời Bắc Lương có tên gọi Vi Đà thiên như kinh Kim Quang Minh ghi "Các Thần gió, Thần nước, Thần Vi Đà thiên". Trong kinh Đại Bát Niết Bàn có nói: "Phạm thiên, Đại tự tại thiên, Vi Đà thiên". Kinh Đại Vân ghi: "Thấy thờ phụng Vi Đà nên làm tượng Vi Đà". Những chữ này tuy bất đồng, nhưng Vi Đà tức Vi Đà thiên, đều được các học giả công nhận. "Nhất thiết kinh âm nghĩa" nói Vi Đà là dịch lầm của Tư Kiến đà thiên. Lầm hay không lầm chẳng cần luận bàn. Đàm Vô Sấm dịch là Vi Đà, Vi Đà đều không có âm "Tư" nào cả. Khảo sát ý nghĩa trong Kinh Đại Vân, Vi Đà thiền vốn là một trong những vị thần được người Ấn Độ sùng bái. Vi Đà đối với trong giới Phật giáo thời Lương đã xem Ngài là một vị Thần Hộ Pháp. Trong "Đoạn tửu nhục văn" của Lương Võ Đế xem Vi Đà thiên là thiện Thần, cùng với Mật Tích Kim Cang Thần v.v... đều là Thần Hộ Pháp, đáng làm bằng chứng. Căn cứ theo trên, chúng ta có thể làm sự giả định này: Ngày nay gọi là Hộ Pháp Vi Đà là do Vi Đà thiên trong kinh cùng với Vi Côn thiên tướng hợp lại mà thay đổi thành. Nếu không có Vi Đà thiên là thiện Thần hộ pháp thì Vi Côn cuối cùng là một Vi Côn mà thôi; nếu không có truyền thuyết Vi Côn tướng quân, Vi Đà thiên chỉ là Thần hộ pháp, và cũng chỉ là vị Thần hộ pháp thông thường chứ chẳng thể phổ biến như thế được.

Nếu chịu khó suy tâm thêm chút nữa thì thuyết trên chưa phải là lời bàn quyết định. Căn cứ theo ý kiến của một số giới Phật giáo Trung Quốc thì đặt tượng Vi Đà trước Đại hùng bửu điện, tay cầm chày Kim cang là một vị thần hộ pháp chiếm địa vị đặc thù trong Phật giáo. Điều này không thể chú ý đến Thần hộ pháp đặc thù của Phật giáo trong Thánh điển và Thần hộ pháp cầm chày Kim cang. Ở trong Phật điển xác thực có một Thần hộ pháp đặc thù mà lại vừa hay là Mật Tích Kim cang lực sĩ tay cầm chày Kim cang. Tại các bộ luật và kinh Đại Niết Bàn v.v... phần nhiều có thuật một đứa trẻ nghe trộm thuyết giới, bị Mật Tích Kim cang đánh chết. Phàm lúc ngoại đạo không đáp được những câu hỏi của đức Phật, thì Mật Tích Kim cang dùng chày Kim cang đặt trên đầu người ấy "nếu không đáp mau sẽ đập nát đầu ngươi làm 7 mảnh" chuyện này thường thấy chép ở trong kinh A Hàm. Trong tỳ Nại Da Tạp sự quyển 17 có ghi: Trưởng giả Cấp Cô Độc ý muốn trang nghiêm cửa chùa tại Kỳ Viên, Phật đồng ý cho ông họa hai vị Dược xoa cầm trượng. Mật Tích Kim cang dùng tay cầm chày Kim cang mà được nồi danh vốn là Đại lực Dạ xoa, thông suốt cả Tứ thiên vương. Do bởi ông thường theo tị giả Phật, giữ gìn hộ trì Phật pháp trở thành vị Thần hộ pháp nhiệt thành và rất thiết yếu trong Phật giáo. Điều này được ghi chép rõ trong kinh luật của Tiểu thừa và nói ra khi Phật còn tại thế. Kinh Mật Tích Kim cang lực sĩ của Đại thừa (chép trong kinh Đại Bửu Tích) nói Mật Tích Kim cang trên hội của Thích Ca là hậu thân của thái tử Pháp ý thệ nguyện hộ trì chính pháp cho hàng ngàn người anh. Hiện thân Dạ xoa tay cầm chày Kim cang lại chính là Đại Bồ Tát, điều này phát nguồn từ Mật Tích Kim cang của Tiểu thừa giống như là bầy Dạ xoa, có thể xem họa tượng tại Kỳ Hoàn mà biết được. Ở Trung Quốc thờ hai ông tướng Hanh và Cáp thủ hộ sơn môn (biểu thị uy nghi âm thanh của tiếng quát tháo) (1) cũng do cái ý còn sót lại của các vị Dạ xoa nêu trên. Tuy nhiên ở trong hội Mật Tích lực sĩ thì dường như lại chỉ một trong những vị Kim cang. Trí Độ Luận nói: "500 thần cầm Kim cang là hiện thân của lực sĩ Kim cang thủ". Tóm lại: các vị Dạ xoa tay cầm chày Kim cang không phải là hết thảy đều là hộ pháp, Ngaì Mật Tích lực sĩ hậu thân của Pháp Ý thường thị hiện là Dạ xoa để hộ trì chính pháp, những vị Dạ xoa hộ trì chính pháp nhiều cũng gia nhập vào đoàn Hộ pháp này, dường như là nghĩa chung của Phật giáo Đại thừa. Lúc Phật tại thế đã vẻ hai (hay nhiều) Dạ xoa nơi cửa chùa, Trung quốc làm tượng một vị Chấp Kim cang ở trước đức Phật vốn không phải là không hợp lý (Duy làm hai vị tướng Hanh và Cáp lại làm tượng Hộ pháp Vi Đà không tránh khỏi trùng lặp, cũng có thể gọi hai vị tướng này làTán chúng, Vi Đà là chủ thể). Cát Tạng đời Tuỳ nhận lầm Mật Tích Kim cang là hóa thân của Phật Lâu Chí, thuyết này tồn tại mãi đến đời Tống, người đời sau gọi Vi Đà là Phật Lâu Chí cũng bởi thuyết này mà thành ra sự truyền tụng sai lầm. Mật Tích Kim cang lực sĩ vốn hộ vệ thị giả Đức Thích Ca, làm công việc giữ gìn hộ trì chính pháp; một khi xoay chuyển mà thành Kim cang Tát dỏa - Bí mật chủ của Mật bộ tức là đem thân phân chia xuất hiện ra để hộ trì truyền thừa pháp lớn Mật Tông. Sự tích diễn biến và thay đổi nêu trên thật quá rõ ràng. Hộ pháp Vi Đà tại Trung Quốc hiện thân tướng Trời (thiên tướng) cầm chày Kim cang là vị Thần hộ pháp đặc thù của Phật giáo cùng với Thần Mật Tích Kim cang lực sĩ rất là tương hợp. Đấy cũng là lý do mà Pháp Vân xem hộ pháp Vi Đà là Mật Tích vậy.

Hộ pháp Vi Đà ở trung Quốc bản chất là Mật Tích Kim cang với lại Vi Đa thiên trong Kinh Đại Vân vốn chẳng phải là một Thần. Sỡ dĩ Ngài xưng là Hộ pháp Vi Đà có thể giải thích làm hai loại:

1. Phật giáo vốn có Thần hộ pháp đặc thù Chấp Kim cang với Vi Đà thiên khác biệt. Từ sự nhiệt thành hộ pháp của Vi Côn gọi đơn giản Vi tướng quân mả truyền thuyết lưu bồ về sau tức lần lần cùng với Mật Tích Kim cang danh nghĩa tương cận (ý nghĩa tương cận là vì hiện thân tướng trời chuyên thành tâm hộ trì giáo pháp của Đức Thích Ca) Vi Đà thiên (Vi Đà thiên tướng với Vi Côn hoặc Vi tướng quân tên gọi gần giống nhau) cùng hợp lại mà thành.

2. Hai chữ Kim Cang, phạn ngữ là Bạt Xà La (hoặc Tác chiếc la). Xà Hoa văn có âm Đà, như Trà tỳ hoặc dịch Xà Duy. Vi trong Vi Đà người xưa thường dịch Tác Tỳ, như Phệ Đà dịch là Tỳ Đà, Bì Đà, Ca Tỳ la hoặc dịch Ca Duy. Bạt Xà La chấp Kim Cang với Vi Đà phạn âm khác nhau, có lẽ do một bộ phận người trong nước đã sớm lầm lẫn cho là một vị Thần. Đợi đến sau này khi thuyết Vi tướng quân được truyền bá rộng rãi, ba vị hợp lại hóa làm một, trở thành Hộ pháp Vi Đà từ thời Đường Tống về sau.

Tóm lại, tên gọi Vi Đà là xuất xứ từ Vi Đà thiên. Hiện thân tướng trời (Dạ xoa) cầm chày Kim cang là vị Hộ pháp rất nhiệt thành của Phật giáo xuất xứ từ Mật Tích Kim cang. Lưu hành trong giới Phật giáo Trung Quốc, sớm chiều cúng dường thành ra không người nào mà không biết Hộ pháp Vi Đà, chẳng thể nói cùng với Vi Côn tướng quân không có liên quan. Ba vị này thiếu một không thể có hộ pháp Vi Đà trong lòng chúng ta. Tôi đối với Hộ pháp Vi Đà xin mạo muội có sự kết luận như vầy: "Lấy Mật Tích Kim Cang làm chủ thể, trải qua sự liên hệ với thuyết Vi Côn tướng quân cùng với Vi Đà thiên hợp lại mà hóa thành.

(Trích trong PHẬT GIÁO SỬ ĐỊA KHẢO LUẬN của THÍCH ÂN THUẬN)
(1) căn cứ theo từ điển Trung-Việt thì ông Hanh, ông Cáp, ông hầm ông hừ (hai thần giữ cửa miếu của đạo Phật, một người phun khí trắng từ mũi, một người phun khí vàng từ mồm) (ND).

THÍCH CHÂN TÍNH dịch


http://members.cox.net/nguon-dao/ND60/Hophap_vida.htm


Được sửa bởi Quảng Nghiêm ngày Thu 01 Dec 2011, 8:42 pm; sửa lần 2.
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Empty THIÊN LONG BÁT BỘ

Bài gửi by Quảng Nghiêm Sat 10 Sep 2011, 8:57 pm

THIÊN LONG BÁT BỘ

--------0--------
THIÊN

Tiếng Phạn là Đề Bà (Deva), ta gọi là Trời là những chúng sanh nằm trong ba điều kiện tốt của sự tái sanh do những nghiệp lành đời trước; họ sống lâu dài trong một khung cảnh hạnh phúc trên cõi trời, tuy vẫn còn chịu chu kỳ tái sanh như các chúng sanh khác. Tuy nhiên, đây chính là những trở ngại chính cho bước đường tu tập của họ vì họ bị mải mê trong những hạnh phúc đó, nên không còn nhận chân ra sự thật khổ đau nữa.

--------0--------

LONG

Tiếng Phạn là Na Dà (Naga), ta gọi là Rồng. Loài này có thần thông biến hóa , hoặc giữ cung điện trời , hoặc giữ địa luân , hoặc làm mưa gió .Naga là những vị hộ pháp trung thành của Phật giáo tuy nhiên trước đó họ cũng thử thách các thánh Tăng không ít lần để có được nó.
Họ bảo vệ kinh sách của đức Phật cho đến khi đúng thời mới giao trả lại cho Long Thọ

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! SieuthiNHANH2011091025236y2qwmtmymd185217

---------------0----------------

DẠ XOA
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Images?q=tbn:ANd9GcT793I_hFPkC8dbFL2EdJAAQd_4nfpySaDs4CxSUqatNzwHoJTY5Wa5U1hjNg

Tiếng Phạn (Yaksa) , dịch là Dõng kiện , Bạo ác hay Thiệp tật
Những chúng sanh có khả năng siêu nhân, thường là bất bạo động, tốt và hay được nhắc tới trong kinh điển Phật giáo. Trong vài trường hợp, Dạ xoa là những con quỷ dữ hay lởn vởn ở các nơi hẻo lánh, thù địch với những ai sùng đạo. Chúng thường phá rối chùa chiềng hay thiền định của chư Tăng ni bằng những tiếng la hét ồn ào. Lại có những loài Dạ xoa là những loài quỷ dũng mãnh, bay đi rất nhanh lẹ, và có phận sự canh giữ các cửa Trời.

Năng hám địa quỷ hoặc quỷ trên không, hay quỷ dữ nơi những cõi trời thấp, bạo động và ăn thịt người.Phân loại Dạ Xoa.

Dạ Xoa Bát Ðại Tướng
Bảo Hiền Ðại Tướng: Ma Ni Bạt Ðà La—Manibhadra.
Mãn Hiền Ðại Tướng: Bố Lỗ Na Bạt Ðà La—Purnabhadra.
Tán Chi Ðại Tướng: Bán Tích Ca—Panika.
Sa Ða Kỳ Lý.
Tuyết Sơn Ðại Tướng: Hy Ma Phược Ða—Haimavata.
Ðại Mãn Ðại Tướng: Tỳ Sái Ca—Visaka.
A Sá Phược Ca: Atavika.
Bán Già La: Panjala.



---------------------0-------------------
( chưa tìm được hình )
CÀN THÁT BÀ

Tiếng Phạn (Gandharva), còn gọi là Càn Ðạp Bà, Càn Ðạp Hòa, Kiện Ðà La, Kiện Ðạt Bà, Kiện Ðạt Phược, và Ngạn Ðạt Phược, dịch là Hương Ấm, Hương Thần, Tầm Hương Hành hay Xú Hương, một vị thần biết những bí mật trên trời và chân lý thần thánh và để lộ những điều đó cho con người. Càn thát bà là những á thần hay những nhạc công vũ công trong các bữa tiệc trời. Càn thát bà thường săn đuổi đàn bà và có khát vọng làm tình với họ. Càn thát bà cũng được coi như là những sinh vật xấu ác đáng sợ. Gọi là Hương Ấm vì Càn Thát Bà không ăn thịt uống rượu, chỉ tìm mùi thơm để hấp thụ, và cũng tỏa ra mùi thơm. Là vị Thần lo về âm nhạc cho vua trời Ðế Thích, cũng giống như Khẩn Na La lo về pháp nhạc.

------------------0----------------

A TU LA

Tiếng Phạn (Asura) , dịch là phi thiên , một loại thần có phước trời mà đức không bằng trời , hay thần thông biến hóa song thân hình thô xấu , vì kiếp trước có tính hay sân hận .Có hai lối suy nghĩ về A tu la: thấp và cao. Trong cảnh giới cao, A tu la là những thần thánh ở bậc thấp trong các cung trời. Trong cảnh giới thấp, A tu la là những ác thần, là kẻ thù của thần thánh
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Atula

---------------------0-----------------------
( chưa tìm được hình )
CA LÂU LA

Tiến Phạn (Garuda) , dịch là Kim súy điểu , một loại chim thần , cánh có lông sắc vàng tốt đẹp , hai cánh xòe ra cách nhau đến 3.360.000 dậm , có thần thông biến hóa .


-----------------0--------------
( chưa tìm được hình )
KHẨN NA LA

Tiếng Phạn (Kimara) , dịch là Phi Nhơn , một loại thần giống người nhưng không phải là người , vì trên đầu có sừng , ca múa rất hay , thường tấu pháp nhạc và ca múa cho trời Đế Thích nghe.


---------------0-----------------

MA HẦU LA DÀ

Tiếng Phạn (Mahoraga) , dịch là Đại Mãng Xà hoặc Địa Long , tức là thần rắn

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Ran%20%2812%29













Được sửa bởi Quảng Nghiêm ngày Thu 01 Dec 2011, 8:44 pm; sửa lần 2.
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Empty Đức Quan Thánh Quy Y Đầu Phật

Bài gửi by Quảng Nghiêm Mon 19 Sep 2011, 11:39 am

Đức Quan Thánh Quy Y Đầu Phật
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Quancong2


Ngày 28 tháng 2 năm 2006 từ Hoa Kỳ đi xe hơi qua biên giới Canada, tôi cùng Hòa Thượng T. Nguyên An trụ trì chùa Cổ Lâm – Seatle Washington, Thầy Nguyên Kim và bốn Phật tử khác, xe vừa tới địa đầu bang BC British Columbia, Vancover Canada, chúng tôi tranh thủ thời gian ghé viếng chùa Quán âm. Chùa khá rộng, cảnh trí rất đẹp, nhất là hoa viên có nhiều cây Bonsai do bàn tay chăm sóc khéo của người làm vườn, tạo cho khách viếng chùa có cảm giác nhẹ nhàng thoát tục. Lượt vòng trở ra, tôi để ý trên vách tường có bức phù điêu nổi hình cảnh núi Ngọc Tuyền và Quan Thánh làm lễ bái sư quy y Tam Bảo.

Theo “Lục Đạo Tập”, đời nhà Tùy (thế kỷ 6) vào đời vua Văn Đế trị vì có Ngài Thiên Thai Trí Giả (cuối thế kỷ 6) luôn ở trong rừng sâu, tọa thiền nhập định bên gốc cây để quán chiếu thấu nguồn chơn, thời gian một tuần, nửa tháng hoặc một tháng mới xuất định. Ngài tinh tấn dũng mãnh như thế làm cho trong tâm Không mà ngoại cảnh cũng vắng lặng, chứng được môn Pháp Hoa tam muội.

Ngài nhập định tại núi Ngọc Tuyền thường trì tụng kinh Pháp Hoa một hôm chợt trông thấy hội Linh Sơn hiển nhiên hiện ra trước mặt. Do cảm ứng đạo giao nên mới có được sự chiêu cảm như vậy. Cả đến các tầng trời cõi thiên đều đồng thanh khen ngợi công đức tu trì của Ngài, cũng như đem hoa đẹp rãi xuống cúng dường, và những vị thiên thần cùng nhau hết lòng hộ vệ.

Nhân một hôm, trời trong mây lặng, gió mát trăng thanh Ngài chợt thấy một trang nam tử mặt phụng mày tầm, râu dài mặt đỏ, tướng mạo đoan trang, dáng như một bậc đại trượng phu từ đằng xa đi tới. Phía sau lưng người ấy lại có một tiểu đồng tay cầm đao thanh long theo hầu, chân đi khép nép trông có vẽ ra chìu cung kính.

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Images?q=tbn:ANd9GcTSedHw_8Ge8D78iqYsKJR2FZ1NeZGM4TwDTOOgvOe6vfo5URak

Ngài hỏi: “nhơn giả là ai? Đến đây có việc gì?

Quan Thánh bèn cúi đầu vòng tay thưa rằng:

- Thưa, đệ tử tên là Quan Võ.

Ngài tiếp hỏi rằng:

- Có phải là em của Lưu Huyền Đức và anh Trương tướng quân, người đời Tam Quốc hay không?

Quan Thánh đáp:

- Thưa, phải ! Chính tôi đây.

- Ngài Thiên Thai Trí Giả khen rằng: “Ta hằng nghe tướng quân giữ một lòng trung nghĩa, sống làm tướng đánh Ngụy, chống Ngô; chết làm thần phục ma, trừ quỉ. Trước có ông Võ Mục xưng thần, danh oai vang tám cõi, sau đức Văn Xương hiển thánh, lưu tiếng ngàn thu là phải lắm. Nay nơi núi cao rừng thẳm, không hẹn mà gặp, không quen biết mà gần, thật là một đại nhân duyên vậy”.

Quan Thánh thưa rằng:

- Nay gặp đời mạt thế, cách Phật đã xa, cương thường luân lý đảo ngược, mọi người lơ là như bịt tai che mắt, không hề biết đến nữa. Vậy nên gian thần, tặc tử đầy dẫy ở khắp cùng nơi chật ních thế gian. Lắm kẻ tranh danh, nhiều người trục lợi, tranh đấu sát phạt nhau, thậm chí sát hại nhau, cái tâm con người như chai đá, không chút thương tâm ! Nay may nhờ Tổ sư (Ngài) ra đời, mở lượng từ bi, phụng hành pháp ấn Phật mà đem dạy dỗ chúng sanh, ngỏ hầu sống có được niềm an lạc, chết cũng được về cõi thánh thiện.

Vậy nên cha con tôi nguyện hướng theo Phật, mong Ngài tế độ và rất vui lòng phát nguyện kiến tạo một ngôi Già lam để hiến cúng cho đại sư làm đạo tràng tu niệm và có nơi hoằng pháp lợi sanh. Mong đại sư cảm chút lòng thành của đệ tử mà nạp thọ”.

Ngài Thiên Thai Trí Giả đáp rằng: “Lành thay! Lành thay!” Khi Quan Thánh từ tạ ra về, ngay trong đêm ấy liền sắc triệu chư thần 10 phương, cùng nhiều thiện thiên lực sĩ, hàng vạn tinh binh… ra sức lấp đầm sâu, thành chỗ đất bằng phẳng; cây gỗ trên rừng được kéo về như thác đỗ, với những riều thần, búa thiêng, chạm trỗ lạ lùng mau lẹ. Chẳng bao lâu Phật điện, thiền đường đã được xây nên tinh xảo, như thợ trời khéo đẽo gọt tinh vi; tạo nên tòa Phật sát thật là uy nghiêm tráng lệ, không phải do tay người phàm mà tô điểm nên cảnh danh lam thắng địa được vậy.

Ngôi chùa chỉ xây trong bảy ngày là xong. So ra sức người là trong vài ba năm cũng chưa được hùng vĩ kiên cố như thế. Thật quả là thần kỳ! Và vô cùng diệu thuật làm sao!

Ngôi chùa vừa hoàn tất, Quan Thánh liền đến rước Ngài Thiên Thai Trí Giả về đó an trụ và gìn giữ ngôi già lam này làm nơi thánh địa tuyên dương giáo pháp.

Từ đó đại sư ở chùa, ngày đêm giảng kinh thuyết pháp, tùy theo căn cơ người nghe mà giáo hóa, nên mọi người ai nấy đều được lợi ích. Khắp nơi, kẻ tăng người tục nghe danh Ngài đều tìm đến xin quy y, thính pháp thật là đông đảo cho nên tiếng đồn đến triều đình, bảy đời đế vương đều sắc phong Đại sư làm chức quốc sư cả.

Lúc bấy giờ, cha con Quan Thánh, hằng ngày đến chùa nghe pháp, vì biết đạo Phật cao siêu, và cũng muốn gieo hạt giống Bồ Đề cầu mở khai tuệ giác và giải thoát.

Một ngày kia, Ngài Quan Thánh đến bạch với Ngài Thiên Thai Trí Giả xin thọ Tam quy ngũ giới, Ngài rất vui lòng mời đông đủ bốn chúng mở đàn truyền trao giới pháp.

Từ đó trở đi, danh của đức Quan Thánh càng ngày càng lớn, thần oai càng hiển linh, khắp nơi chốn đều thờ Quan Thánh đã đành, ở tư gia nhà nhà đều thiết lập tượng Ngài lễ bái với hương đăng, hoa quả dâng lễ cúng dường như bậc Thánh sống.

Đến đời nhà Minh (1368 – 1661) niên hiệu Khương Hy, năm thứ 9, ngày 13 tháng 5 tại Quảng Đông các nhà hội quán đồng lập một tòa miếu, rồi thiết tôn tượng Quan Thánh thờ phụng. Do vậy, nhân gian chọn ngày ấy làm ngày tế lễ vía Quan Thánh linh đình, trọng hậu bằng phẩm vật và sanh linh để cầu phước. Cúng tế xong, mọi người đem lộc chia nhau thọ hưởng vui chơi. Trong cuộc tiệc vui, có một y sanh tên là Trần Diệu, đang ngồi bỗng dưng ngã xuống đất bất tĩnh nhơn sự một hồi lâu. Trong lúc đó, ông thấy một người đến nắm tay kéo đi rất mau như gió, và hai chân bước không chấm đất như đi giữa hư không vậy. Phút chốc, ông thấy trước mặt có một tòa cung điện, thật nguy nga, hai bên bài trí rất nghiêm chỉnh; chính giữa một vị mặc áo lục bào, mặt đỏ râu dài, ngồi đường bệ oai phong.

Trần Diệu biết đó là đức Quan Thánh, liền nghe trên không phán rằng: “Ta sanh tháng 7, chớ đâu phải tháng 5 mà cúng tế Ta như thế? Vã lại, người đời phụng thờ ta, cũng như cúng tế ta chỉ mong cầu phước, sao lại sát hại những sanh mạng, rồi đem bày ra trước mặt ta? Như thế đã khinh lờn thần minh, mà lại còn vô lễ nữa: đó là tạo thêm tội, chớ nào đâu cầu phước? Nếu người nào biết quy y Tam Bảo, giữ lòng chân chánh, phát tâm từ bi thương kẻ bần hàn, người hoạn họa ốm đau, kẻ cô thế ngặt nghèo… dẫu không cúng dường ta cũng mật thùy gia hộ, chuyển tai họa thành kiết tường. Tất cả đều hưởng được lợi lạc an vui. Người nào bất trung, bất hiếu, vong ân bội nghĩa, ôm lòng sát hại, hung dữ, tà dâm… dẫu có đêm ngày lễ bái lòng sát hại, hung dữ tà dâm… dẫu có đêm ngày lễ bái ta, ta cũng không thể nào cứu được. Trong sách có câu rằng: “Bất dĩ tế nhi giáng phúc, bất dĩ bất tế nhi giáng họa” (không vì cúng tế mà ban phúc, không vì chẳng cúng tế mà giáng họa) là nghĩa này vậy. Hơn nữa, ta là một vị thánh thần giữa hư không thọ dụng những hương vị cam lồ để tư dưỡng cái tịnh thân mà đâu cần chi những vật tanh hôi, máu thịt bất tịnh ấy. Ngươi phải về bố cáo lại cho mọi người trong thế gian biết rằng: “Đừng nên sát sanh hại vật mà cúng tế ta nữa. Những loài dê, heo, nếu con nào tuyền sắc thì ta đã độ được siêu sanh thoát hóa rồi, còn nếu con nào tạp sắc, tội nghiệp nặng nề, ta không thể độ được, và hiện nay còn đầy ở trong núi kia”.

Đức Quan Thánh phân phán rồi, bèn cho người dẫn Trần Diệu đến đầu núi, ông ta xem thấy những loài dê, heo tạp sắc nhiều vô số, người dẫn còn lấy tay chỉ mà nói với Trần Diệu rằng: “Đó là loài tội nghiệp nặng nề, ngươi phải về nói lại rằng từ nay trở về sau không nên làm như vậy nữa”. Nói vừa dứt lời, hai người trở về nhanh như gió vậy.

Tưởng nên nhắc lại lúc Trần Diệu đang ngồi dự tiệc, bất thần xỉu ngã lăn xuống đất bất tỉnh nhơn sự, khiến mọi người trong buổi tiệc đều hoảng hốt, xúm nhau đỡ nạn nhân dìu ra nhà sau mà làm hô hấp nhân tạo, lo thuốc men kịp thì. Một lúc sau Trần Diệu tỉnh lại, mọi người hỏi chuyện vừa rồi, ông thuật rõ đầu đuôi tự sự, làm cho ai nấy càng thêm tin tưởng sự linh cảm hơn lên.


Do tích truyện trên, từ đó trở đi trong vùng Quảng Đông nói riêng và khắp nơi không có nhà nào dám sát hại sanh vật để cúng tế đức Quan Thánh như tục lệ xưa nữa.

Do sự hiển linh của Ngài mà mọi người thờ cúng đức Quan Thánh hay do tấm lòng trung trinh báo quốc của Ngài Quan Võ mà hình tượng được khắc họa cúng tế ở khắp nơi trong nhân gian?

Đức Quan Võ hiển thánh: “ba huynh đệ kết nghĩa vườn đào” thời Tam Quốc (220 – 280 TL): Lưu Huyền Đức, Trương Phi và Quan Võ, thế mà mãi tới đời vua Tùy Văn Đế, sau hơn 300 năm Quan Thánh tới giúp Ngài Thiên Thai Trí Giả Đại Sư xây chùa trên núi Ngọc Tuyền, và cũng chính nơi đây Ngài quy y thọ giới với Đại Sư. Và trở thành một Phật tử hộ trì Phật Pháp, biết trai giới khuyến thiện mà qua nhân vật Trần Diệu cho ta thấy rõ điều này.

* Hiển linh mượn xác nhân vật: vì dân chúng vùng Quảng Đông sát sanh hại vật cúng tế Quan Thánh, tức mượn oai thánh thần để gây tội ác. Thứ nhất là phạm tội giết sanh mạng loài dê, heo, trâu bò cúng tế; giết mạng phải đền mạng không thể nào khác được. Thứ nhì phạm điều mê tín: cầu phước lộc, quan vị, buôn bán sanh lợi, thi đỗ v.v… đều phó thác nhờ tha lực mà không chịu nỗ lực dốc chí đem hết khả năng làm việc, khiến con người thờ ơ, ỷ lại đi đến chỗ ủy mị hèn yếu trước thiên nhiên tạo vật. Thứ ba, dựa hơi hám thần linh thọ lộc để say sưa rồi gây ra tội lỗi xấu ác mà không tự kiểm soát được. Nhờ một người tên Trần Diệu ngộ nạn trong cuộc tiệc sau tế lễ Đức Quan Thánh, đã được đức Thánh hiện ra báo trước cho ông biết việc làm vô đạo, hiếu sát của con người ở trên thế gian để cảnh báo mọi người nên ăn hiền ở lành, tu nhơn tích đức.

* Quy y Tam Bảo: người đã thoát hóa mấy trăm năm sau mới gặp được bậc minh sư – Ngài Thiên Thai Trí Giả – xin đầu Phật và đức Quan Thánh trở thành là một Phật tử ủng hộ giáo pháp Phật đà. Oai danh Ngài nổi bật cũng nhờ công đức hộ pháp này nên được nhiều người hâm mộ, tôn thờ đức độ tài năng của nhân vật đặc biệt trong dáng hình tướng quân mà tâm niệm luôn muốn tồi tà phụ chánh này qua mọi quốc độ và thời gian.

* Đức Quan Thánh được tôn thờ như vị Bồ Tát: Ngày nay sau hơn 3000 năm, hiện thế, hình tượng đức Quan Thánh được lập miếu thờ hầu khắp các quốc gia theo Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền tại Châu Á. Và hầu như một phần ba dân chúng tại những nơi này nhà nào cũng có thờ cúng đức Quan Thánh tâm thành như một tín ngưỡng nhân gian vậy.

Thật đúng như câu: “hương thơm dù là của loài hoa chiên đàn cũng không bay ngược được chiều gió; chỉ có hương của người đức hạnh mới phảng phất đến khắp muôn phương”, như công hạnh lợi tha của Đức Quan Thánh là nột ví dụ điển hình rõ nét nhất.



Đa Bảo Tu Viện - Sydney

Thích Bảo Lạc


Nguồn:http://www.quangduc.com/photo/ancukietha/phapbao2006/12ducquanthanh.html


Được sửa bởi Quảng Nghiêm ngày Thu 01 Dec 2011, 8:49 pm; sửa lần 2.
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Empty TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG

Bài gửi by Quảng Nghiêm Thu 22 Sep 2011, 11:12 am

Tứ Đại Thiên Vương còn được gọi là Hộ Thế Tứ Thiên Vương, là bốn vị Thiên tướng thủ hộ Phật Pháp, thuộc chư Thiên Bộ trong Nhị Thập Thiên hoặc Thập Nhị Thiên của Phật Giáo. Tứ Đại Thiên Vương cư trụ trên núi Do Kiền Đà La bên hông của núi Tu Di, mỗi vị cùng với quyến thuộc của mình trấn giữ bốn phương Đông Nam Tây Bắc, cai quản hộ trì tứ châu là: Đông Thắng Thần Châu, Nam Thiệm Bộ Châu, Tây Ngưu Hạ Châu, Bắc Cu Lô Châu. Ở Trung Quốc, do ảnh hưởng của “Phong thần Diễn Nghĩa” và truyền thuyết dân gian còn gọi Tứ Đại Thiên Vương là “Tứ Đại Kim Cang”, lại nói chức phận của bốn vị này là: Phong, Điều, Vũ, Thuận.

Theo hệ thống tùng lâm Phật Giáo Trung Quốc thì Tứ Thiên Vương được thờ trong Thiên Vương Điện cùng với Hộ Pháp Vi Đà Thiên và Di Lặc Bồ Tát để bảo hộ Phật Pháp và chúng sanh, là những vị thần canh giữ chùa. Vì vậy Thiên Vương Điện được đặt sau Sơn Môn. Hình tướng và quốc độ của Tứ Đại Thiên Vương được phối như sau:

1. Đông Phương Trì Quốc Thiên Vương: tiếng Phạm gọi là Dhrta-rastra, dịch là Đề Đầu Lại Sa, Đề Đa La Sa, Đa La Sa, còn gọi là Trì Quốc Thiên, An Dân Thiên, Thuận Oán Thiên. Vì Ngài có thể hộ trì đất nước, bảo hộ chúng sanh nên gọi là Trì Quốc Thiên. Cư trụ phía đông núi Tu Di, mặc giáp trụ, nét mặt phẫn nộ, tay cầm đàn Tỳ bà. Trì Quốc Thiên Vương biểu thị lòng từ bi, dùng âm nhạc để cảm hóa chúng sanh quy y Phật Pháp. Chủ quản Đông phương Phất Đề Bà Châu.
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Tv1


2. Nam Phương Tăng Trưởng Thiên: tiếng Phạm gọi là Virudhaka, dịch là Tỳ Lưu Đa Thiên, Tỳ Lưu Ly Thiên, Tỵ Lưu Trà Già Thiên, Tỳ Lâu Lặc Thiên, Tỳ Lâu Lặc Xoa Thiên…Vì Ngài có năng lực hộ trì chúng sanh tăng trưởng thiện căn nên gọi là Tăng Trưởng Thiên. Cư trụ ở phía Nam núi Tu Di, nét mặt giận dữ, mặc giáp trụ, tay cầm bảo kiếm bảo hộ Phật Pháp không cho tà ác xâm phạm. Chủ quản Nam phương Diêm Phù Đề Châu.
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Tv2

3. Tây Phương Quảng Mục Thiên: tiếng Phạm gọi là Virupaska, dịch là Tỳ Lưu Bác Xoa, Tỳ Lưu La Xoa, Tỳ Lưu Bà Xoa, Tỵ Lâu Bác Xoa, Tỵ Lưu Ba A Xoa…Vì Ngài có thể dùng Thiên nhãn thanh tịnh quán sát thế giới hộ trì chúng sanh nên gọi là Quảng Mục Thiên. Cư trụ phía Tây núi Tu Di, hiện tướng giận dữ, mặc giáp trụ, tay quấn con rắn (hoặc rồng). Chủ quản Tây phương Anh Da Ni Châu.
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Tv3

4. Bắc Phương Đa Văn Thiên: tiếng Phạm gọi là Vaisravana, dịch là Tỳ Xá la Bà Nã, Tỳ Thất La Muộn Nẵng, Phệ Thất La Mạt Nã, Tỳ Xá La Môn, Tỳ Sa Môn…Vì Ngài từng bảo hộ đạo tràng của Như Lai, do đó được nghe Như Lai thuyết pháp nhiều, nên có tên là Đa Văn Thiên. Cư trụ ở phía Bắc núi Tu Di, hiện tướng phẫn nộ, tay cầm bảo tán (hoặc bảo tháp), biểu thị phước đức đa văn, chế phục chúng ma, bảo hộ tài bảo của chúng sanh. Chủ quản Bắc phương Úc Đơn Việt Châu.
CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Tv4

Tứ Đại Thiên Vương cùng Phạm Thiên và Thiên chúng thuộc cõi trời dục giới, là những vị thần bảo hộ Phật Pháp, cũng như hộ trì chúng sanh tu tập thiện pháp, tồi phá trừng phạt những kẻ tà ác bất thiện xâm hại Phật Pháp.



Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO! Empty Re: CÁC VỊ HỘ PHÁP TRONG PHẬT GIÁO!

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết