NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ


Join the forum, it's quick and easy

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» PHÓNG SANH - 2013
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:38 pm

» HÌNH ẢNH LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:36 pm

» Thông Báo: LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Nghiêm Tue 10 Dec 2013, 12:02 pm

» Chuyến Hành Hương Đà Lạt Của Các Huynh Muội!
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:31 pm

» CHÙA QUÁN ÂM TỊNH THẤT - ĐỨC TRỌNG - LÂM ĐỒNG
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:17 pm

» VĨNH MINH TỰ VIỆN - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:13 pm

» CHÙA PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:07 pm

» CHÙA DƯỢC SƯ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Tue 03 Dec 2013, 4:21 pm

» Hình Ảnh Phóng Sanh Thứ Năm 21/11/2013
by Quảng Nghiêm Thu 21 Nov 2013, 2:17 pm

ĐẠI LỄ PHÓNG SANH CHÙA TỪ ÂN 2013
CHUA TU AN.gif
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Images?q=tbn:ANd9GcRlMejTGgNz5wM3qlaZDrddg9nSkmwZOPNo7da1-ROruqVGf_Uunw
“Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Images?q=tbn:ANd9GcSC-TGWiq75j0XxMcwvEuWsupTz51ROY8H3KC2gVO8PrgEl7kis
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi; và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Images?q=tbn:ANd9GcT_Cwwvbt-KXrgxf2JVdbPARkRNNKUP4UnXvofNx14x0rBsPzis
Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn.
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Phoca_thumb_l_07
Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Images?q=tbn:ANd9GcQrZzV4LYT1XvW4d6tDrJGwWBz0xQx7kD-bmMv9euFy2pMsmu_4
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Images?q=tbn:ANd9GcQmVlwzrsEvtHL5UZf5-xLsQ7VvFMcCAySNw66pZ2sTMa7h1Qo6_A
Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp không gián đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

KINH PHÁP CÚ - Giảng giải

Go down

KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Empty KINH PHÁP CÚ - Giảng giải

Bài gửi by Quảng Nghiêm Fri 21 Oct 2011, 7:54 pm

Kinh Pháp Cú giảng giải

Nhiều tác giả:

Kinh Pháp Cú là Kinh Lời Vàng, do Đức Phật thuyết giảng thời gồm 26 phẩm, 423 bài kệ đã được Chư Tôn Đức: TT Thích Hoàng Pháp, TT Trí Siêu, TT Giác Đẳng, ĐĐ Uyên Minh, ĐĐ Lá Bối, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền giảng giải và thảo luận trong rơom Diệu Pháp đã được thâu âm.

Tuy đã được thính dự những buổi thuyết giảng kinh Pháp Cú trọn bộ 423 bài kệ của rơom Diệu Pháp và cảm thấy rất lợi lạc cho sự tu tập tâm linh, do đó chúng con nguyện với tất cả tấm lòng để đánh máy và hoàn tất việc chuyển biên từ âm thanh để trở thành văn bản hầu giúp ích cho những ai đang tìm cầu sự giải thoát tâm linh. Khi những bài giảng đã được chuyển biên hoàn tất chúng con xin được phép in thành sách phát hành miễn phí để làm lợi lạc cho đại chúng. Nguyện cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ để chúng con hoàn thành tâm nguyện.

Nguyện đem công đức này hồi hướng đến tứ ân phụ mẫu, đến Chư Thiên và tất cả chúng sanh đồng thành Phật đao. Nguyện cho đời này và mãi mãi những đời sau có chánh tín và chánh trí..

Namo Buddhaysa

===========================================

Kệ Ngôn 01

Cột Nguồn Chính Tại Tự Tâm

Giảng Sư: ĐĐ Lá Bối

Ý dẫn đầu các pháp
Ý chủ trì, tạo tác
Nếu ngôn từ, hành động
Với tâm ý nhiễm ác
Khổ theo tựa bánh xe
Đi sau dấu chân bò

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng) .

ĐĐ Lá Bối giảng: kệ ngôn này kể về một vị trưởng lão chẳng may vì tiền duyên trong đời quá khứ đã tạo ác nghiệp do vậy trong đời sống hiện tại dầu đã chứng quả vị thánh nhân, tuy nhiên Ngài phải nhận chịu các ác nghiệp trong đời quá khứ trong đời sống hiện tại, như chúng ta được biết đây là câu chuyện của Đại Đức Hộ Mù ngày xưa, tên Pali là Cakkhupàla, vị Tôn Giả chuyên trì hành đạo do vì không phù hợp với một vài cơ thể sinh lý cuối cùng đôi mắt bị mù, trong đời sống thường nhật hàng ngày, những khi hành đạo Tôn Giả vẫn cố gắng làm những thói quen sinh hoạt cá nhân, vào mùa mưa các côn trùng sống chung quanh tịnh thất cũng như trên đường kinh hành của vị trưởng lão này, sau giờ khuất thực, sau giờ tịnh tọa tham thiền trong phòng, vị trưởng lão vẫn dành thời gian để kinh hành trên con đường gần ngôi tịnh thất.

Vì đôi mắt mù nên vị trưởng lão không thấy côn trùng trên con đường mình đi lại, chính vì như vậy do sự vô ý rất bình thường, vị trưởng lão này đã dẵm đạp lên các côn trùng, mà theo giới luật của người xuất gia thì dầu trong bất cứ hình thức nào cũng không thể cướp đi mạng sống của chúng sinh, dù rằng chúng sinh nhỏ bé. Chuyện của vị trưởng lão đi kinh hành qua lại đạp côn trùng theo thế sự bình thường thì chuyện đó là chuyện nhỏ, nhưng trong giới luật của hàng Tăng sĩ như vậy thì đó là chuyện không bình thường, do vậy cuối cùng câu chuyện đến tai Đức Phật, Đức Phật sau khi biết rõ nguồn cơn, Đức Phật hiểu rằng Tôn Giả này vì đôi mắt bị mù do đó dẵm đạp các côn trùng một cách vô tình nên tất cả các hành sử của vị đó không thể gọi là đã vi phạm giới luật, do nhân duyên sự này Đức Phật thuyết câu kệ ngôn số một mà chúng ta học ngày hôm nay.

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý chủ trì tạo tác,
Nếu ngôn từ hành động
Với tâm Ý nhiễm ác
Khổ theo tựa bánh xe
Đi sau dấu chân bò
Trước hết chúng ta bàn chữ "ý" trong kệ ngôn này, đây là một trong những chữ then chốt để chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của câu kệ ngôn. Quả thật trong mọi ngôn ngữ đôi khi chúng ta có nhiều danh từ để chỉ cho một sự vật tương tự như vậy, trong ngôn ngữ Pali gọi là ngôn ngữ bắc Phạn, chúng ta thường nghe trong kinh điển thì có nhiều chữ chỉ cho cái gì nó không thuộc về vật chất, mà thuộc về tâm linh, chẳng hạn giống như trong tiếng Việt chúng ta thường nghe là ý và tâm v.v... thì trong chữ Pali hay chữ Phạn nó cũng có nhiều danh từ để chỉ cho một phần trong con người của mình ngoài phần vật chất có gì đó gọi là tâm linh, tuy nhiên chữ ý ở đây Đức Phật muốn nói về điều kiện để tạo nghiệp mà thường ta vẫn quen gọi là tội.

Đức Phật Ngài nói rằng mỗi hành động như vậy dù là thân, dù là khẩu, dù là ý nó để lại ảnh hưởng của nó, mà ta gọi là để lại kết quả, để lại quả báo, Đức Phật Ngài nói trong mỗi hành động như vậy, hành động về thân, hành động về khẩu, hành động về ý thì trong ba hành động này, hành động ý là quan trọng.

Trung Bộ kinh có kể giai thoại rằng, một lần có một vị gia chủ tên là UPali đến tham kiến Đức Phật và hỏi về chủ trương của Đức Phật về vấn đề nhân quả. Vị gia chủ này vốn là một người đã từng theo đạo của một vị ngoại đạo, theo chủ trương của một vị ngoại đạo thì những hành động của mình cái quan trọng nhất là cái thân hành động, có nghĩa là chúng ta có thể suy nghĩ như thế nào đó, khẩu nghiệp của chúng ta, ngữ nghiệp của chúng ta, lời nói của chúng ta thế nào cũng được, nhưng thân hành động của chúng ta mới là vấn đề quyết định. Chẳng hạn chúng ta có sự suy nghĩ, chúng ta có ý' muốn giết người, tuy nhiên chúng ta chưa giết người thì việc đó chưa quan trọng, cho đến khi chúng ta cầm dao giết người thì khi đó mới quan trọng. Vì nghĩ như vậy nên một vị giáo chủ cùng thời với Đức Phật, chủ chương rằng trong mỗi hành động thì thân nghiệp mới quan trọng, vị gia chủ này thấy Đức Phật chủ trương khác với vị đạo Sư của mình cho nên mới đến tham kiến Đức Phật. Sau cùng mới nghe Đức Phật trình bày rằng tất cả mỗi hành động của mình dẫn đến nghiệp, thì ý nghiệp mới quan trọng hơn thân nghiệp và Đức Phật bằng nhiều phương tiện cho vị gia chủ này thấy rằng là ý nghiệp mới là quan trọng. Thì cũng câu kệ ngôn này Đức Phật Ngài dậy rằng trong mỗi hành động của chúng ta, những hành động ác nghiệp thì mọi thứ quan trọng nhất nó vẫn là riêng ý nghĩ của chúng ta, chủ ý của chúng ta mới là quan trọng.

Nhân đây chúng tôi cũng muốn chia sẻ cùng với quí vị Phật tử theo sự hiểu biết cá nhân của chúng tôi, chẳng hạn như khi chúng ta phải làm việc gì đó, việc đầu tiên là chúng ta suy nghĩ mình phải làm như thế nào, sau đó bằng phương tiện nào đó, bằng cách nào đó để mình thực hiện hành động đó. Thì theo ý tưởng trong kinh sự suy nghĩ ban đầu mới quan trọng, và việc chúng ta có thực hành như thế nào, cái đó không quan trọng mấy. Chẳng hạn giống như một bà mẹ có thể mắng yêu một người con bằng những lời mà nếu đặt vào trong một bối cảnh khác, đối với một người khác không phải là những người con của mình, không phải là một đứa bé mà là một người lớn, thì những lời nói của bà mẹ đó có thể người nghe sẽ có cách hiểu khác. Bằng một tình mẫu tử người mẹ có thể mắng yêu người con rằng " cái thứ súc sinh" v.v... Nhưng nếu bằng lời nói đó dùng với bạn bè hay với những người cao hơn mình thi` những câu nói đó sẽ được hiểu khác.

Do vậy trong đời sống nặng về tâm linh, Đức Phật luôn luôn Ngài nói rằng tinh thần quan trọng hơn những gì chúng ta biển hiện ở bên ngoài, bởi vì hình thức chúng ta biểu hiện, đôi khi cho chúng ta thấy một người nhân danh về đạo đức mà làm nhiều việc sai quấy, đôi khi một người về hình thức ở bề ngoài họ có vẻ họ tầm thường nhưng bên trong sự suy nghĩ của họ, ý tưởng của họ, mục đích của họ khác hơn cái gì mà họ làm.

Nên câu kệ ngôn này rất giản dị và trong sáng, tuy nhiên đặt vào bối cảnh của chúng ta ngày hôm nay cho chúng ta suy nghĩ rất nhiều, bởi vì thời đại ngày hôm nay chúng ta trông cậy rất nhiều về phương tiện vật chất. Quả thật ngày hôm nay khi Chư Tăng Phật tử cùng nhau sinh hoạt ở trên chương trình paltalk này, nếu cách đây mười năm ở Việt Nam thì không thể nào có một chương trình sinh hoạt giống như ngày hôm nay. Đành rằng chúng ta không phủ nhận tất cả những công cụ, những phương tiện chúng ta hiện có với một văn minh ngày hôm nay giúp đỡ chúng ta rất nhiều, nhưng mình suy nghĩ thì những cái mình có được, nó có những vấn đề phải suy nghĩ đến là có phải tất cả những thứ vật chất mà chúng ta có xung quanh ngày hôm nay là hoàn toàn đem lại những gì chúng ta mong cầu, khi chúng ta suy nghĩ như vậy thì nó có nhiều vấn đề khác nữa.

Chẳng hạn thưa quí vị Phật tử có đôi lần chúng tôi sinh hoạt ở trên chương trình Diêu Pháp này và một vài chương trình Phật Pháp khác, quả thật cho đến bây giờ tôi vẫn nghĩ rằng những lớp giảng dậy giáo lý ở tại chùa hay những lớp mà bản thân tôi học giáo lý từ nhỏ đến giờ, vẫn cho mình một khả năng tiếp thu cao hơn khi ở chương trình hiện tại bây giờ. Một vài lần khi có điều kiện nói chuyện với các Phật tử, tôi nhận thấy một điều là quí vị Phật tử khi theo dõi chương trình học Phật pháp ở trên internet thì thoạt đầu chúng ta thấy rằng có một cái gì đó dễ dàng thoải mái, tiện nghi, tuy nhiên dần dà thì mình thấy rằng là những thứ đó không hẳn là tất cả, bởi vì đôi khi chính vì sự dễ dãi tiện nghi không làm cho mình cảm thấy rằng mình phải nghiêm túc hơn, mình phải tập trung hơn.

Khi chúng ta đến chùa thính pháp, chúng ta gặp quí Sư quí Thầy, chúng ta tham vấn một vấn đề gì thì mình sẽ lắng nghe nhiều hơn khi chúng ta theo dõi chương trình Phật Pháp ở trên paltalk như chúng ta đang theo dõi, bởi vì trong điều kiện tiện nghi như vậy, khi cái gì cũng có được hết rồi, mình quên rằng điều quan trọng nhất là tâm tưởng của mình, một người Phật tử không bao giờ laị dám có thái độ rất tự nhiên khi ở trước Phật điện, có nghĩa là khi ở trước điện Phật họ sẽ có một oai nghi nào đó thích hợp trước điện Phật, chẳng hạn họ sẽ ngồi một cách ngay ngắn hay có khi họ phải đi tới đi lui họ phải làm một cách rất đàng hoàng. Tuy nhiên khi chúng ta theo dõi chương trình sinh hoạt ở đây chúng ta có thể tự cho phép mình làm một việc gì đó rất tự nhiên, chẳng hạn giống như chúng ta đang nghe pháp có thể nằm, chúng ta đang nghe pháp chúng ta có thể làm việc gì đó riêng tư, mình nghĩ rằng việc đó thoải mái, bởi vì tiện nghi hôm nay cho phép chúng ta làm như vậy, nhưng về phương diện tu tập thì việc đó ảnh hưởng đến bản thân mình rất nhiều.

Thật sự ngoài các vị Tôn Đức thì có đại chúng, các vị luôn luôn dành thời gian để tu tập, chúng tôi chỉ nhằm mục đích là nói những gì mình có cảm giác chứ không dám gọi là trình bày để giảng giải và do vậy tóm lại câu kệ ngôn Pháp Cú ngày hôm nay, theo thiện ý của chúng tôi thì Đức Phật dạy rằng ở trong ba hành động của mình, là thân nghiệp, ngữ nghiệp và ý nghiệp chính là cái để tạo ảnh hưởng, sau đó thì trong ba hành động này thì ý nghiệp là quan trọng và chữ ý ở đây được hiểu một cách chuyên môn là chữ citana trong chữ Phạn có nghĩa là tác ý là chủ tâm tức là ý nghiệp quan trọng hơn thân nghiệp hoặc ngữ nghiệp. Đó là những gì chúng tôi có thể chia sẻ với Phật tử. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Minh Hạnh chuyển biên


---o0o---


http://quangduc.com/kinhdien-2/430phapcugianggiai01.html


Được sửa bởi Quảng Nghiêm ngày Wed 02 Nov 2011, 9:11 am; sửa lần 1.
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Empty TIẾP THEO

Bài gửi by Quảng Nghiêm Fri 21 Oct 2011, 7:56 pm

Kệ Ngôn 02

Khi Tâm Là Suối Nguồn Phúc Lạc

Giảng Sư: TT Trí Siêu

Ý dẫn đầu các pháp
Ý chủ trì, tạo tác
Nếu ngôn từ, hành động
với tâm ý trong sáng
An lạc sẽ theo sau
Như bóng không rời hình

(Việt dịch Tỳ Khưu Giác Đẳng) .

TT Trí Siêu: Bài kệ Pháp Cú số hai học về duyên sự của cậu công tử Mattakundali, một vị công tử con nhà bá hộ, vì người cha quá bỏn xẻn nên cậu công tử này sống cũng như một người nghèo khổ. Tội nghiệp, lúc cậu ta bị bịnh, người cha bỏn xẻn keo kiết không dám bỏ tiền ra để rước thầy thuốc về trị bịnh cho con sợ hao tốn, và thậm chí khi cậu công tử Mattakundali đang hấp hối trên giường bịnh, người cha lại nghĩ đến việc sợ tốn kém khi mọi người đến viếng thăm phải đãi đằng trà nước v.v... cho nên đem cậu đặt ở ngoài mái hiên trước nhà.

Nhưng đó cũng là một điều may mắn cho cậu, vì duyên lành của cậu đã lọt vào võng giác của bậc Ðạo Sư. Sáng hôm đó Ðức Thế Tôn, Ngài quán xét thế gian đã thấy rõ cậu Mattakundali hôm nay có thể do nhờ phát niềm tin nơi Ngài mà mệnh chung sanh về cõi trời, do vậy Ðức Thế Tôn đi khuất thực ngang qua nhà của cậu, với ánh hào quang chiếu diệu rực rỡ vượt lên cõi ánh sáng của mặt trời, cậu ta thấy ánh sáng lạ cố gắng xoay người ra nhìn , khi nhìn thấy Ðức Thế Tôn với vẻ vinh quang, cậu ta liền phát tâm hoan hỷ và ngay trong khi đó với tâm tịnh tín nơi bậc Ðạo Sư, cậu ta tắt thở và sanh về cõi trời.

Khi đã là Thiên Tử Mattakundali, vị trời ấy suy nghĩ đến việc phải tế độ người cha trước đây của mình, nên đợi lúc người cha đi đến bãi tha ma mộ địa để than khóc đứa con xấu số chết trẻ, lúc bấy giờ Thiên Tử Mattakundali đã hiện thân thành một đứa bé và đứng gần đó khóc la kêu đòi. Ông bá hộ liền đến bên cạnh cậu bé hỏi tại sao cháu khóc, thì cậu bé tức là vị Chư Thiên trả lời rằng

- Có mặt trăng để làm bánh xe nhưng không ai cho con mặt trăng đó, mặt trăng ở trên trời.

Lúc bấy giờ ông triệu phú mới cười chế riễu và bảo rằng

- Này cháu, cháu không nên đòi những gì không thể có được, có bao giờ cha mẹ của cháu có thể lấy mặt trăng đem xuống cho cháu chơi được đâu, cái chuyện đó không thể có".

Cậu bé thiên tử này mới nói rằng:

- Mặt trăng còn có thể thấy được, đứng dưới đây vẫn thấy được, mà đòi tìm mặt trăng là một chuyện vô lý, thế thì ông bá hộ, thưa gia chủ, Ngài đến đây để khóc than một đứa con đã chết, và người đã chết đi rồi thì không thể nào sống lại được, đã đi tái sanh ở nơi khác, như vậy thì Ngài gia chủ khóc than đứa con kêu nó sống lại, như vậy chuyện đó còn vô lý và ngu xuẩn hơn chuyện này nữa.

Khi được nhắc nhở như vậy ông bá hộ thức tỉnh, sau đó vị chư thiên biến hình trở lại và cho ông bá hội biết rằng mình chính là Mattakundali đã tái sanh cõi trời, họ đã đi đến đảnh lễ Ðức Phật và trình bày duyên sự này. Nhân đó Ðức Phật, Ngài sau khi xác định rằng vị thiên tử này chính là Mattkundali con của ông bá hộ và Ngài đã thuyết lên kệ ngôn số 2.

Ý dẫn đầu các pháp
ý chủ trì tạo tác
Nếu ngôn từ hành động
Với tâm Ý trong sáng
An lạc sẽ theo sau
Như bóng không rời hình

Ðức Thế Tôn thuyết lên bài kệ đó, để nhắc nhở cho mọi người biết rằng sở dĩ cậu Mattkundali có được như ngày hôm nay sanh lên cõi trời là một vị thiên tử có đủ uy quyền, có đủ thiên lạc là do nhờ tâm ý trong sạch nơi Ðức Phật.

Bài kệ này có một vài điểm giống với bài kệ số một cũng nói về:

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý chủ trì tạo tác
Nhưng khác hơn là ngày hôm qua khi nói đến:

Nếu ngôn từ hành động
Với tâm ý cấu uế,
Đau khổ sẽ theo sau,
Như bánh xe theo chân bò .

Thì ngày hôm nay nếu ngôn từ hành động với tâm ý trong sáng an lạc sẽ theo sau như bóng không rời hình, cả hai hình ảnh minh hoạ mà Ðức Thế Tôn đã thuyết trong hai bài kệ số 1 và số 2. Ngài minh hoạ về hình ảnh một bánh xe của cỗ xe do con bò kéo thì hễ con bò đó đi đến đâu bánh xe cũng lăn theo đó không hề rời ra cho dù một gang tấc, nó bám theo sát như thế đó.

Hình ảnh Ðức Phật Ngài minh họa trong bài học số 2 này một chiếc bóng hình, chúng ta cũng hiểu điều là hễ bong bóng di chuyển ở đâu thì bóng di chuyển theo đó, để nói lên quả. Do đó Ðức Thế Tôn đã thuyết lên cho mỗi một duyên sự có nghĩa là mỗi việc ác sẽ chắc chắn phải thành tụ quả dị thục, qua duyên sự chúng ta thấy rõ một người thầy thuốc có tâm hại một bịnh nhân quả ác sẽ đuổi theo suốt quá trình sanh tử, kiếp nào sanh ra cũng bị mù mắt.

Còn đối với trường hợp này vì có tâm ý trong sạch thanh tịnh, cậu Mattkundali đã được sanh về cõi trời, Ðức Thế Tôn thuyết ý nghĩa đó gắn liền với duyên sự, trong trường hợp này để nói lên pháp tánh nhân quả cho mọi người nghe có sự hoan hỷ. Còn nếu khi chúng ta bình luận về nghiệp trổ quả thì chúng ta phải dựa trên những cơ sở như là hiện báo nghiệp, sanh báo nghiệp, hậu báo nghiệp và vô hiệu nghiệp. Có những trường hợp hành động hay là nghiệp thân, nghiệp khẩu mà chúng sanh đã tạo rồi nó cũng không có khả năng để cho sanh quả, bởi vì có thể có một thứ nghiệp đối lập có công xuất nặng hơn, mạnh hơn thì nó sẽ lướt qua, đó là vấn đề mà chúng ta phải suy tư. Và trong bài kệ này cũng như trong bài kệ trước thưa quí vị, khi đề cập đến vấn đề " Ý dẫn đầu các pháp, Ý chủ trì tạo tác." thì ở đây chúng ta nên hiểu theo hai nghĩa.

- Nghĩa thứ nhất được hiểu như là ý ở trong tam nghiệp, thân khẩu ý. Chúng sanh tạo nghiệp bằng thân, bằng khẩu, bằng ý, thì ý nghiệp là quan trọng nhất, bởi vì ý nghiệp tốt hay xấu thì chính hành vi và lời nói nó sẽ trở thành thiện nghiệp hoặc ác nghiệp, một người cố ý hành động, cố ý nói với tâm ý tốt hay xấu nó sẽ phát sanh lên quả theo tánh cách thiện hay ác đó, cho nên ý quan trọng vô cùng.

Như trong bài kinh Upali trong Trung Bộ kinh, khi các ngoại đạo họ đưa một vấn đề thân hành, khẩu hành, ý hành, thì họ cho rằng thân hành là quan trọng hơn, và lúc bấy giờ họ đã lập luận, chống trái với đạo Phật, trong khi Ðức Phật Ngài tuyên bố ý hành là quan trọng hơn thân hành và khẩu hành, họ cho người đến để tranh luận với Ðức Phật về vấn đề này, và trong đó họ đã cử một đệ tử là gia chủ Upali. Chúng ta cũng nên lưu ý đây là gia chủ Upali trùng tên với Tôn Giả Upali, một vị luận sư vào thời Ðức Phật, hai người khác nhau. Gia chủ Upali là một tay biện luận, mặc dù là cư sĩ nhưng lập luận cũng không kém gì các vị Thầy của mình, và do đó ông đã đến tranh luận với Ðức Phật, nhưng không ngờ Ðức Phật Ngài đã thuyết phục và gia chủ Upali đã qui y tam bảo chứng đắc quả vị Tu Ðà Hườn.

- Nghĩa thứ hai chúng ta cũng nên hiểu đó là theo cách của chú giải; ý ở đây là chỉ cho thức uẩn, và thức uẩn dẫn đầu ba uẩn sở hữu là thọ uẩn, tưởng uẩn và hành uẩn. Đối với danh từ gọi là các pháp mà Ðức Phật Ngài sử dụng trong bài kệ này chúng ta sẽ rõ một điều, là chính do tác nhân thuộc về phần tâm linh hay chúng ta nói cách khác là phiền não hoặc cảnh phiền não, nó sẽ trợ cho nghiệp luân, tức là hành và hữu để tạo nên lời nói hoặc hành động, và chính nghiệp luân đó sẽ đưa đến quả luân hồi, tức là quả báo dị thục, cho nên trong bài kệ một và bài kệ hai chúng ta có cảm giác như đây là bức tranh mà Ðức Phật Ngài minh hoạ có đầy đủ cả ba luân trong duyên khởi, tánh cách tâm ý thiện hoặc ác, nó sẽ hổ trợ sẽ duyên cho thân nghiệp và khẩu nghiệp, và khi đã duyên cho thân nghiệp khẩu nghiệp thì sẽ đưa đến quả báo.

Đó là một vấn đề mà chúng ta cần phải suy tư, tuy nói vậy, nhưng vấn đề chúng ta bàn thảo ở đây, cũng chẳng phải là vấn đề làm cho tri kiến của chúng ta bị lung lạc, chúng ta không cần thiết chỗ đó, chúng ta hiểu được và chúng ta thực hành được đó là tốt rồi, có nghĩa là bây giờ chúng ta không cần phải phân tích ý là thức uẩn, pháp là danh uẩn, chúng ta không cần phải phân tích như vậy. Nếu như một nhà học giả họ nghiên cứu thì họ nghiên cứu ở chỗ này, họ luận giải ra thì họ mới phân tích như thế, nhưng ở đây chúng ta nghe pháp và nghe pháp để chúng ta thực hành thì chúng ta chỉ nắm bắt lấy một điều, đó là tư tưởng của chúng ta quyết định cho quả báo dị thục trong tương lai.

Bởi vì tư tưởng hiền thiện trong sáng sẽ khiến cho hành động hoặc lời nói được trong sáng, mà ta gọi đó là thiện nghiệp sẽ đưa đến quả báo tốt đẹp, còn nếu ngược lại tư tưởng xấu xa uế nhiễm, tức là tư tưởng bất thiện pháp sanh khởi, lúc bấy giờ sẽ xui khiến cho thân hành, khẩu hành không tốt đẹp, do đó đưa đến quả đau khổ trong tương lai.

Chúng ta chỉ cần hiểu đến đó để trong khi tu tập, chúng ta canh chừng nội tâm của chính mình, sự chúng ta canh chừng nội tâm là một điều giúp giữ được tâm niệm thuộc về thiện pháp. Khi chúng ta trong suốt cả ngày, nếu thường xuyên gắn bó, thường xuyên có chánh niệm, hễ chánh niệm sanh khởi ở đâu thì tâm thiện có mặt ở đó và vì thế khi một người giữ chánh niệm cũng có nghĩa là đang khởi lên tâm thiện, và tâm thiện sanh khởi nhiều như thế cho đến khi hành động hoặc nói, cũng nói bằng lời tâm thiện và hành động cũng bằng tâm thiện.

Cho nên ở đây thưa quí vị, một điều chúng ta tu tập nên biết rằng trong 5 loại ma thì trong đó phiền não ma là một loại ma nguy hiểm nhất, nếu như để cho tâm ý bất thiện sanh khởi thì lúc bấy giờ chúng ta sẽ không tự chủ được lời nói và hành động, như vậy sẽ đưa đến tình trạng quả khổ đau trong tương lai, việc chúng ta tu tập, ta cũng nên biết rằng quan trọng nhất là nên tu tâm, vì tâm hay ý dẫn đầu, chủ trì tạo tác. Chủ trì cho thân hành, khẩu hành, ngôn từ và hành động, bởi thế cho nên sự tu tập là chúng ta tu tập về tâm.

Có một vị Tỳ kheo vừa mới xuất gia, vị Tỳ kheo đó trước đây là vị công tử khi nhìn thấy các vị Tỳ kheo khác đi khất thực và trở về ăn xong và chỉ thiền định, đi kinh hành không làm công việc gì, cậu ta mới nghĩ rằng xuất gia như vậy sướng qúa, thế là cậu ta vào trong giáo pháp, các bậc Thầy Giáo Thọ, và Thầy Yết Ma, Thầy Hoà Thượng bổn Sư dậy dỗ nhắc nhở cho vị tân Tỳ kheo gìn giữ giới luật thì vị tân Tỳ kheo này lại nghĩ rằng nếu ta xuất gia mà ta bận rộn như vầy thì đâu có sung sướng hạnh phúc gì, do vậy vị tân Tỳ kheo đó khởi nên ý muốn hoàn tục, các vị Thầy mới dẫn đến Ðức Phật và lúc bấy giờ Ngài bảo rằng:

- Này tân Tỳ kheo nếu người sợ hãi và chán nản vấn đề giữ quá nhiều giới luật như vậy, thì bây giờ ngươi chỉ giữ một điều thôi.

Vị tân Tỳ kheo này bạch với Ðức Thế Tôn rằng:

- Nếu một điều thì con có thể giữ được thoải mái.

Ðức Phật Ngài bảo:

- Ngươi hãy canh chừng cái tâm của ngươi.

Sau đó vị Tỳ kheo này nhớ lời Ðức Phật dạy, hàng ngày, thời điểm nào trong ngày luôn cả trong tứ oai nghi vị tân Tỳ kheo đó đều canh phòng cái tâm, không để cho tâm bất thiện đó sanh khởi và chính nhờ sự chánh niệm tỉnh giác như thế chẳng mấy chốc vị Tỳ kheo đó chứng quả A La Hán.

Thì ở đây trong bài kệ này thưa quí vị, Ðức Phật Ngài thuyết dựa trên duyên sự cậu Mattkundali sanh về cõi trời Ðao Lợi do nhờ khởi lên một ý tịnh tín một niềm tin đối với Ðức Phật, mặc dầu duyên sự chỉ như vậy và ở thực tế những nhân vật như thế, nhưng mà chính bài học này cũng đã gợi cho chúng ta một ý niệm tu tập rất đặc biệt../.


Minh Hạnh chuyển biên

---o0o---


Được sửa bởi Quảng Nghiêm ngày Wed 02 Nov 2011, 9:12 am; sửa lần 1.
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Empty TIẾP THEO

Bài gửi by Quảng Nghiêm Fri 21 Oct 2011, 8:04 pm

Giảng giải về kinh Pháp cú.

KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Htthanhtu2
HT.Thích Thanh Từ

Việc khen chê ở giữa cuộc đời này không phải là chân lý. Người được khen nở lỗ mũi, người bị chê xụ mặt, là người ngu si, là kẻ khờ. Chớ vì sự khen chê mà lấy đó làm cuộc sống, hãy sống hợp lẽ đạo mà xa lìa khen chê.

1.Khen Chê Không Thật
Xưa vị lai và nay
Ðâu có sự kiện này
Người hoàn toàn bị chê
Người trọn vẹn được khen.

Bình:
Người hoàn toàn bị chê xưa nay và mai sau chưa từng có. Người trọn vẹn được khen xưa nay và mai sau chưa từng có. Như kẻ uống rượu, được bạn rượu khen. Kẻ cướp, được đồng đảng khen.

Những kẻ xấu xa như vậy, vẫn có người khen, đâu hẳn đã hoàn toàn bị chê. Rồi hiền như Phật, vẫn bị ngoại đạo chê. Như chúa Jesus rồi cũng bị đóng đinh trên thập tự giá. Như vậy để thấy rằng việc khen chê ở giữa cuộc đời này không phải là chân lý. Người được khen nở lỗ mũi, người bị chê xụ mặt, là người ngu si, là kẻ khờ. Chớ vì sự khen chê mà lấy đó làm cuộc sống, hãy sống hợp lẽ đạo mà xa lìa khen chê. Người Phật tử hãy giữ vững lập trường mà đừng lầm lẫn giữa khen và chê. Ðừng để cái khen và chê cũng mặc, hễ biết mình sống hợp đại lý thì thôi.

Mặc người chê, mặc kẻ gièm
Lấy lửa đốt trời thêm nhọc xác.
(Chứng đạo ca)

2. Si Mê Là Gốc Ðau Khổ
Ðêm dài với người thức
Ðường dài với kẻ mệt
Luân hồi dài kẻ ngu
Không hiểu chân diệu pháp.

Bình:
Với người thức không ngủ được, thấy đêm sao mà dài lê thê. Với người đi mệt, thấy con đường nó sao mà dài xa xôi diệu vợi. Với kẻ ngu thì, thấy cuộc luân hồi dài đăng đẳng không có ngày kết thúc. Bao nhiêu nỗi khổ đau đè nặng trên kiếp người. Ở trong cuộc luân hồi không tìm đâu được lối ra. Và khổ thay đã là kẻ ngu thì có biết đâu là cuộc "luân hồi"! và có bao giờ nghĩ đến phải ra và tìm đường thoát ra. Nhưng thực trạng cái khổ đau niềm tủi nhục cứ khắn chặt con người họ, và họ phải tự thấy cuộc đời, cái dòng đời này, thật ê chề, thật ngao ngán. Sự thật đó chẳng khác nào kẻ thức khuya không ngủ trong đêm, thấy đêm dài lê thê, và kẻ lữ hành đang trên đường hãy còn xa thăm thẳm, người mệt, thân nhừ, tất cả việc trước mắt thấy ê chề ngao ngán. Người ngu ở giữa cuộc đời này là như vậy đó!

Tội nghiệp thay! Con người nào hay ngoài nỗi cơ cực của kiếp người, còn có đời sống siêu thoát, đời sống an lành. Ðó là đời sống của người hiểu chân diệu pháp. Không hiểu "chân diệu pháp" con người sẽ khổ đau mãi mãi trong kiếp luân hồi. Chân diệu pháp chính là Phật pháp.

3. Biết Ðược Lỗi Mình Mới Khó
Dễ thay thấy lỗi người
Lỗi mình biết mới khó
Lỗi người ta phanh tìm
Như tìm thóc trong gạo.
Còn lỗi mình che đậy
Như kẻ gian giấu bài.

Bình:
Dễ thấy lỗi người việc ấy không khó, chỉ cần nhìn sơ qua là mình thấy người đó có lỗi rồi. "Vạch lá tìm sâu, quét nhà ra rác" điều này quá rõ ràng. Thấy lỗi người không khó.
Thấy lỗi mình mới thật là khó. Vì thông thường mình vốn thương mình, thì có bao giờ mình chịu cho mình là xấu (có lỗi thì thành xấu), vậy nên có mấy người chịu trở lại tìm lỗi mình, mặt mình dính lọ thì có bao giờ mình thấy, nếu không có người chỉ, không biết xem gương.

Vậy đó mà với lỗi người thì ta phanh tìm không bỏ sót. Người ta có giấu mình cũng phải tìm bươi móc cho ra. Việc này giống như việc lượm thóc trong gạo. Gầm đầu lượm từng hạt, lượm thật kỹ. Cái tật này gần như muôn đời ở một con người. Ðó là gần như bản chất, một thứ bản chất xấu xa tồi bại. Nó được coi là rất trái với thánh đạo.

Ngược lại, với lỗi mình thì bưng bít, che đậy giống như người cờ gian bạc lận, giấu đi con bài của mình v.v... để phòng thủ thắng kẻ khác. Một sự giấu giếm thật khéo léo thật tinh vi. Cái tật chúng sinh là như vậy. Mấy ai chịu gan dạ phơi bày lỗi mình. Ðức Phật đã nói như vậy, là trước chỉ cho con người thấy rõ sự lầm lẫn của mình, thấy rõ ngõ ngách của tâm hồn mình. Thấy rồi để mà khéo chừa đi. Là một Sa Môn, một người tu chớ có thấy lệch lạc như vậy. Mà lúc nào người Sa Môn cũng phải biết rõ lỗi của mình đẻ phát lồ sám hối. Phát lồ tức là phơi bày lỗi lầm, không giấu giếm, mà đưa ra trình lên tước đại chúng, nhận khuyết, nhận lỗi cầu xin sám hối.

Ngài Huệ Năng đã dạy: Thường biết lỗi mình, chớ biết lỗi thế gian. Tu là cốt để biết rõ mình. Muốn biết rõ mình phải "biết lỗi" mình. Tu mà không biết lỗi mình thì không bao giờ tu tiến được. Những lỗi hiện đời và lỗi từ vô thủy, biết bao lỗi, thế mà không biết, thì sao gọi là tu? Tu là sửa. Sửa là sửa lỗi. Sửa lỗi thành không còn lỗi nữa gọi là tu. Không như vậy, gọi tu là tu làm sao?

Vậy chớ có biết lỗi người. Phải thường biết lỗi mình. Ðược vậy trong tương quan cuộc sống mình không bị thiên hạ ghét. Mình không nói lỗi người thì ai ghét mình. Và trong việc tu hành, ngày càng tiêu được tội lỗi, nghiệp chướng vơi đi, tâm trí ngày càng sáng thêm. Niềm an vui ngày càng rộng mở. Cuộc sống ngay đó được hạnh phúc. Không cầu mà được.

4. Thắp Sáng Trí Huệ
Như giữa đống rác nhớp
Quăng bỏ ngoài đường lớn
Chỗ ấy nở hoa sen,
Thơm sạch đẹp lòng người.
Cũng vậy giữa quần sanh,
Uế, nhiễm, mù, phàm tục,
Ðệ tử bậc chánh giác
Sáng ngời với trí tuệ.

Bình:
Trong chỗ nhơ nhớp mà sanh hoa sen. Hoa nở thơm sạch lòng người. Ở trong các pháp thế gian: khổ, không, vô thường, vô ngã, bốn điều này người thế tục cho là thường, lạc, ngã, tịnh. Ðó là bốn việc: vô thường không phải thường, vô ngã không phải ngã, khổ không phải lạc, nhớp không phải tịnh. Vậy mà họ thấy thường, lạc, ngã, tịnh, cái thấy như vậy là không đúng sự thật. Như bàn tay trắng mà thấy là bàn tay đen. Thấy như vậy là thấy mù. Một cái thấy hoàn toàn không đúng sự thật. Với các pháp giữa này, người phàm tục đều thấy như vậy, nên gọi là mù.

Từ cái thấy mù như vậy mà chấp lấy các thứ uế nhiễm của thế gian làm sự sống. Chính vì bằng cái thấy mù tối như vậy, nên các pháp ấy đã trở nên trói buộc, làm thống khổ cho người. Ðã dính mắc vào nó mong gì thoát ra, càng giẫy giụa nó càng khắn chặt. Như những con rắn đã quấn vào mình mà càng vùng vẫy thì nó càng siết cứng và cắn rứt.

Ngược lại đối với bậc đệ tử bậc Chánh giác, hàng Sa Môn, đối với các vật gọi là uế nhiễm: khổ, không, vô thường, vô ngã. Thấy đúng như thật. Cái thấy ấy như đầu đen thấy là đen, bàn tay trắng thấy là trắng. Thấy như vậy là cái thấy của con mắt sáng. Thấy đúng như thật. Cái thấy đó là trí tuệ. Ở trên tướng uế nhiễm mà thấy đúng như thật, thì ngay đó đã được giác ngộ đúng đắn, tức được chánh giác. Cái thấy đó là sáng ngời trí tuệ, đâu còn lầm lẫn nữa. Vì vậy mà giải thoát được ngay trên nó, giải thoát vươn lên tỏa rộng đời sống thanh tịnh ngay trên nó, có khác gì hoa sen mọc lên nở đẹp gữa nơi nhơ nhớp.

Từ cái thấy này, nếu ở trong pháp Ðại thừa, tức thấy rõ "Phiền não tức bồ đề". Ngay chúng sanh tức Phật. Ngay cảnh giới chúng sanh nhơ xấu, tức là cõi Phật thanh tịnh đủ bốn tánh: Thường, lạc, ngã, tịnh. Và để phân biệt bốn tánh: Thường, lạc, ngã, tịnh của chúng sanh (bốn cái thường không thật) gọi đây là Chơn thường, Chơn lạc, Chơn ngã, Chơn tịnh.

5. Cội Gốc Luân Hồi
Không có một pháp khác
Quần sanh bị bao phủ
Ngày đêm chạy luân chuyển
Như bao bọc bởi si
Và ai phá được si
Ðâm thủng khối u ám
Chúng không lưu chuyển nữa
Trong chúng, nhân không còn.

Bình:
Tất cả chúng sinh sỡ dĩ bị luân chuyễn trong sáu đường không có ngày cùng, đều bởi không thấy được lẽ thật mà khởi tâm điên đảo chớ không có gì khác. Không thấy được lẽ thật tức gọi là si vậy. Cho nên đầu tiên Phật dạy hàng Tỳ Kheo phải thấy rõ Tứ đế như thật. Tiến lên dùng trí Bát Nhã soi thấy năm uẩn đều không. Cả hai đều khởi đầu bằng trí tuệ, nghĩa là thấy mình đúng như thật, thấy sự vật đúng như thật, thấy sự vật đúng như thật tức phá được si, dứt nhân luân hồi.


http://vn.360plus.yahoo.com/huongthi/article?mid=242&fid=-1
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

KINH PHÁP CÚ - Giảng giải Empty Re: KINH PHÁP CÚ - Giảng giải

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết