NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ


Join the forum, it's quick and easy

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» PHÓNG SANH - 2013
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:38 pm

» HÌNH ẢNH LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:36 pm

» Thông Báo: LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Nghiêm Tue 10 Dec 2013, 12:02 pm

» Chuyến Hành Hương Đà Lạt Của Các Huynh Muội!
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:31 pm

» CHÙA QUÁN ÂM TỊNH THẤT - ĐỨC TRỌNG - LÂM ĐỒNG
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:17 pm

» VĨNH MINH TỰ VIỆN - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:13 pm

» CHÙA PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:07 pm

» CHÙA DƯỢC SƯ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Tue 03 Dec 2013, 4:21 pm

» Hình Ảnh Phóng Sanh Thứ Năm 21/11/2013
by Quảng Nghiêm Thu 21 Nov 2013, 2:17 pm

ĐẠI LỄ PHÓNG SANH CHÙA TỪ ÂN 2013
CHUA TU AN.gif
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ! Images?q=tbn:ANd9GcRlMejTGgNz5wM3qlaZDrddg9nSkmwZOPNo7da1-ROruqVGf_Uunw
“Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ! Images?q=tbn:ANd9GcSC-TGWiq75j0XxMcwvEuWsupTz51ROY8H3KC2gVO8PrgEl7kis
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi; và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ! Images?q=tbn:ANd9GcT_Cwwvbt-KXrgxf2JVdbPARkRNNKUP4UnXvofNx14x0rBsPzis
Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn.
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ! Phoca_thumb_l_07
Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ! Images?q=tbn:ANd9GcQrZzV4LYT1XvW4d6tDrJGwWBz0xQx7kD-bmMv9euFy2pMsmu_4
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ! Images?q=tbn:ANd9GcQmVlwzrsEvtHL5UZf5-xLsQ7VvFMcCAySNw66pZ2sTMa7h1Qo6_A
Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp không gián đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ!

Go down

Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ! Empty Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ!

Bài gửi by Quảng Nghiêm Mon 15 Oct 2012, 9:52 am

Nếu như tại Pháp hội Linh Sơn, Đức Phật Thích Ca đưa cành hoa lên (1), cả đại chúng trời người đồng mỉm cười như ngài Ca Diếp, ngộ thật tướng chân tâm, chứng trú cảnh giới Niết-bàn thì có lẽ Phật cũng không lao nhọc nói ra nhiều pháp môn tu ở thế gian này. Nếu như mọi người chỉ nghe pháp ngữ của Tổ sư Đạt Ma chứng ngộ như Huệ Khả (2) thì Ngũ tổ Hoằng Nhẫn sẽ không có chủ trương: Niệm danh hiệu Phật, tịnh hóa tâm thức (3) trong thiền phái Đông Sơn. Từ thực tế đó chúng ta cần hiểu rằng, pháp môn tu là phương tiện giúp mọi người giác ngộ chân lý. Đức Phật như vị đại lương y tài tình, tùy bệnh mà cho thuốc pháp chữa trị phiền não chúng sinh. Pháp môn Niệm Phật là một trong những loại thuốc pháp nhiệm mầu đó, một phương tiện vô cùng trí tuệ giúp chúng sanh mau chóng thoát khỏi luân hồi. Giáo lý ấy dạy rằng, mọi người gieo trồng phước đức và trí tuệ trong đời sống này để làm hành trang vãng sanh và giác ngộ. Cầu vãng sanh không phải chạy trốn thế gian, mà ngược lại phải tịnh hóa nhân gian, tích cực phổ cập đạo đức nhân sinh trong xã hội. Bởi thế, nhận thức và vận dụng giáo lý Tịnh độ đúng đắn là điều chúng ta cần quan tâm.
Giá trị thực tế của pháp môn Tịnh Độ! Images?q=tbn:ANd9GcTlj8hmj3vnaZRxPS-8Q26nwEY6RCVwns-M2qaSVe6v5-gRmKJjgg
Trước đây, những lời kinh Phật dạy hay âm thanh câu niệm Phật chỉ nằm gói gọn trong cửa thiền trầm lặng. Phần nhiều người dân nghe được kinh Phật và thấy được hình ảnh chư Tăng vào những khi gia đình hữu sự đám tang hay là các buổi lễ khác. Có một số tín đồ, dù có tinh thần kính trọng Tam bảo nhưng không hiểu trọn vẹn giá trị lời Phật dạy là giúp cho con người gột rửa phiền não, tịnh hóa tâm thức qua việc tu niệm hàng ngày để thăng hoa đời sống tâm linh chính mình, hướng đến cảnh giới an lạc giải thoát.

Trong giai đoạn Phật giáo phát triển hiện nay, thông tin Phật pháp được phổ cập, kinh điển phiên dịch và ấn hành khắp nơi, giáo pháp Phật dạy mới bắt đầu thấm nhuần trong tư tưởng quần chúng. Các bài thi kệ Phật giáo, câu niệm Phật cũng được phổ nhạc. Quần chúng cảm thấy gần gũi với Tam bảo, dễ dàng đón nhận lời Phật dạy. Trên thực tế đời sống hiện đại quá bận rộn, nếu không có sự nhận thức giáo lý tường tận thì sự tiếp cận thông tin Phật pháp một cách máy móc, rập khuôn dễ rơi vào hình thức hóa trong biểu hiện tu học. Do đó, điều quan trọng chúng ta cần nhận thức, Tịnh độ là pháp môn Đại thừa. Tư tưởng Bồ-tát hạnh và Bồ-đề tâm là bản chất của giáo lý Tịnh độ giúp cải thiện sinh mệnh con người, góp phần lợi ích cho phát triển xã hội ngày càng văn minh và thái bình.

Kinh điển liên quan giáo lý Tịnh độ được phổ biến xưa nay là Tam kinh nhất luận (4), Tịnh độ ngũ kinh (5) và các luận sớ của các Tổ sư. Theo Trí Giả đại sư phân định có Ngũ thời thuyết giáo (6) thì tư tưởng Tịnh độ xuất hiện rất sớm trong kinh Hoa nghiêm. Kinh này thuyết minh rất rõ về thế giới quan Phật giáo, có vô số thế giới, các thế giới tương dung tương nhiếp lẫn nhau, pháp giới tính viên dung vô ngại. Trong đó, hạnh nguyện Bồ-tát vô cùng rộng lớn, tiêu biểu nhất là mười hạnh nguyện Phổ Hiền, chung cuộc tán thán pháp môn Niệm Phật và nguyện vãng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc. Thời giáo sau cùng, Phật thuyết kinh Pháp hoa, tư tưởng Bồ-tát xuất hiện với lý tưởng tích cực, cứu độ chúng sinh và hộ trì Chánh pháp. Thời giáo này như là xác chứng Tây phương Cực lạc là cảnh giới chân thật mà Phật đã thuyết trong thời Hoa nghiêm. Kinh Pháp hoa mục đích là khai quyền hiển thật (7), Tam thừa giáo quy về nhất Phật thừa. Tu học theo tư tưởng của kinh Pháp hoa là hành Bồ-tát đạo, để hướng đến quả vị Phật. Ngoài ra, các luận sư, chư vị Tổ sư giảng nghĩa kinh luận đều đứng trên lập trường tư tưởng Đại thừa để truyền bá giáo lý Tịnh độ. Tịnh độ chủ trương niệm Phật để thành Phật; niệm Phật là nhân, thành Phật là quả.

Thiết nghĩ, từ nhận thức đúng mới thực hành đúng, có phương pháp cụ thể mới áp dụng rộng rãi trong quần chúng. Phật dạy: Muốn sanh về cõi ấy, phải tu ba thứ phước:

1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, giữ lòng từ bi không giết hại, tu mười nghiệp lành.

2. Thọ trì Tam quy, giữ vẹn các giới, đừng phạm oai nghi.

3. Phát lòng bồ-đề, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh Đại thừa, khuyến tấn người tu hành.

Ba điều như thế, gọi là tịnh nghiệp. (08) Nếu người tu niệm Phật, tư duy và thực hành lời dạy đó, thì chắc chắn không bị sai lầm. Khuyến phát người tu niệm đúng theo tông chỉ Tịnh độ là phải phù hợp với giáo lý Đại thừa.

Luận về nhân sanh và thế giới không thể xa rời nguyên lý: y báo và chánh báo. Chánh báo và y báo là gì? Theo Tam tạng pháp số định nghĩa: “Chánh báo cũng gọi là kết quả, tức là thân ngũ uẩn này, chúng sanh đều tạo nghiệp thiện ác mà cảm quả báo thân này, thọ nhận quả báo ấy nên gọi là chánh báo”; “Y báo gọi là y quả, tức là thế giới và hoàn cảnh, tất cả chúng sanh đều từ quả báo có thân thể, y vào hoàn cảnh mà an trụ, gọi là y báo.” (09) Suy luận ra con người tái sinh vào các hoàn cảnh sống trong Tam giới và Lục đạo đều do tâm tạo nghiệp thiện ác sai biệt. Tâm Phật thanh tịnh sáng suốt, tự tại giải thoát nên an trú trong các cõi tịnh độ. Từ nguyên lý này mà nhận thức rằng, do Phật A Di Đà phát đại nguyện thanh tịnh mà thiết lập thế giới Tây phương Cực lạc là một hiện thực.

Chuyên chú niệm Phật thì tâm tịnh, tương ưng với tâm Phật, nên được sanh vào cảnh Tịnh độ. Tất cả việc tốt thể hiện từ cá nhân, gia đình và xã hội đều hồi hướng vãng sanh Tây phương. Giáo lý Tịnh độ giúp chúng ta kiến tạo đời sống đạo đức trong mọi hoàn cảnh. Cho nên muốn cho đời bớt khổ, muốn cho xã hội nhân loại thái bình, thịnh vượng thì nên phát huy giá trị đạo đức nhân sinh. Mọi người có tâm niệm thanh tịnh thì cuộc đời tươi sáng và hoàn cảnh xã hội cũng thay đổi, mọi thành quả đạo đức tại thế gian là nhân lành cho kết quả vãng sanh cõi Phật. Phật pháp tại thế gian, không xa rời thế gian mà cầu giác ngộ là ý nghĩa đó.

Nếu như người tu Thiền quán, thì phải dụng công tu chánh niệm thông qua việc theo dõi hơi thở, theo dõi đề mục thiền quán để đạt tuệ giác ngộ; người tu theo khán thoại đầu thì phải chuyên tâm vào một công án thiền để phát khởi nghi tình, dẹp bỏ vọng thức chứng đắc thật tướng; còn tu Tịnh độ thì chuyên tâm niệm Phật đạt nhất tâm bất loạn để được vãng sanh. Cổ đức có dạy: “Ái bất trọng bất sanh Ta bà, niệm bất nhất bất sanh Tịnh độ” (10), nghĩa là tâm không tham ái thì không sanh ra trên cõi đời này, niệm không chuyên nhất thì không được sanh vào thế giới Tịnh độ. Cho nên Tịnh Độ tông khuyên mọi người xả ly tham sân si, nhất tâm niệm Phật giải thoát luân hồi sanh tử.

Y theo kinh luận nhận xét thì pháp tu Tịnh độ như thả diều theo gió, chèo thuyền xuôi theo dòng nước. Niệm Phật nhờ vào đại nguyện tiếp độ của Phật A Di Đà và mười phương chư Phật hộ niệm được vãng sanh thế giới Cực lạc; từ đó nương nhờ vào hoàn cảnh tốt, không bị đọa lạc, tu tập cho đến chứng quả vị giác ngộ. Cho nên tu tập mà không xa rời hiện thực cuộc đời này. Niệm Phật chính là chánh hạnh, tu tập các việc lành vun bồi phước đức lợi mình lợi người đó trợ hạnh. Trợ hạnh và chánh hạnh là hành trang sanh Tịnh độ. Ý nghĩa: “Không thể lấy chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên sanh về Cực lạc” trong kinh A Di Đà, đó là điều kiện cần thiết hành giả tu tất cả việc lành trong đời, hồi hướng vãng sanh Cực lạc. Chính ngay trong hoàn cảnh sống con người và nhân loại trong thế giới vô thường này là đạo tràng, là ruộng phước đức cho người tu học phụng sự để thành tựu lý tưởng giải thoát.

Tịnh độ là pháp tu đặc biệt, một phương tiện chuyển nghiệp đặc biệt, một đường tắt đặc biệt, nếu không am tường sự vận hành tâm, cảnh và nguyện lực của Phật thì khó tin hiểu. Vì rằng, Tịnh độ có phương cách phục nghiệp chứ không đoạn nghiệp như các pháp tu khác. Phục nghiệp là chỉ nhất tâm niệm Phật, chủng tử phiền não không có duyên sinh khởi. Thông qua tu tập Giới-Định-Tuệ và nhất tâm tu niệm Phật nên phiền não không có duyên phát khởi quả báo khổ. Tuy chưa đoạn tận phiền não mà có phần vãng sanh là do thành tựu Tín, Nguyện và Hạnh, do nguyện lực Phật A Di Đà từ bi tiếp độ.

Như nước trăm sông chảy về biển chỉ thuần một vị mặn, bản chất Phật pháp qua phương tiện tu tập, phổ cập với mọi căn cơ trình độ, chỉ một mục đích hướng con người đạt đến giải thoát sanh tử khổ đau. Tu học bất cứ pháp môn nào cũng chuyên tâm thọ trì mới thành tựu, như một đôi chân không thể bước hai thuyền mà qua sông. Nếu như chúng ta đến với đạo Phật như cưỡi ngựa xem hoa, thì khó có được sự lợi lạc thiết thực. Tại đây xin nêu ra lời khai thị của Tỉnh Am đại sư: “Bất dụng tam kiếp tu phước huệ, đản tương lục tự xuất càn khôn” (11). Có nghĩa là không trải qua ba đại kiếp tu phước huệ, chỉ nhất tâm niệm Nam mô A Di Đà Phật thoát ba cõi luân hồi. Vì vậy, mọi người nên suy xét năng lực của bản thân, để chọn pháp môn tu thích hợp, như thế mới là người có chánh kiến nương tựa giáo pháp của Phật.

Thích Đức Trí

Chú thích:

1 Niêm hoa vi tiếu, công án đầu tiên của Thiền tông, Phật học đại từ điển.

2 Huệ Khả an tâm, Tổ thứ hai Thiền tông, ngộ đạo từ pháp ngữ Tổ sư Đạt ma, trích từ Thiền tông luận đàm.

3 Niệm Phật danh, linh tịnh tâm, Hoàng Mai Đông Sơn pháp môn, trích từ Trung Hoa bách khoa toàn thư.

4 Tam kinh: Kinh Di Đà, kinh Vô Lượng Thọ và kinh Quán Vô Lượng Thọ; Nhất luận là Vãng sanh Tịnh độ luận.

5 Ngũ kinh: Tam kinh và thêm hai phẩm kinh khác trong kinh Hoa nghiêm và kinh Thủ lăng nghiêm.

6 Thời Hoa nghiêm, A-hàm, Phương đẳng, Bát nhã và thời Pháp hoa - Niết-bàn.

7 Quyền là pháp phương tiện, thật là chân lý tuyệt đối.

8 Kinh Quán Vô Lượng Thọ, đời Lưu Tống, ngài Cương-Lương Gia-Xá dịch Việt dịch: Hòa thượng Thích Thiền Tâm

9 Trích từ Tam Tạng pháp số, bản Hán.

10 Trích từ Tịnh độ pháp ngữ, bản Hán.

11 Trích từ Tỉnh Am đại sư khuyên tu Tịnh độ thi, bản Hán

Nguồn:http://www.giacngo.vn/phathoc/luockhao/2012/10/15/3FD41B/
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết