NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ


Join the forum, it's quick and easy

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» PHÓNG SANH - 2013
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:38 pm

» HÌNH ẢNH LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:36 pm

» Thông Báo: LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Nghiêm Tue 10 Dec 2013, 12:02 pm

» Chuyến Hành Hương Đà Lạt Của Các Huynh Muội!
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:31 pm

» CHÙA QUÁN ÂM TỊNH THẤT - ĐỨC TRỌNG - LÂM ĐỒNG
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:17 pm

» VĨNH MINH TỰ VIỆN - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:13 pm

» CHÙA PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:07 pm

» CHÙA DƯỢC SƯ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Tue 03 Dec 2013, 4:21 pm

» Hình Ảnh Phóng Sanh Thứ Năm 21/11/2013
by Quảng Nghiêm Thu 21 Nov 2013, 2:17 pm

ĐẠI LỄ PHÓNG SANH CHÙA TỪ ÂN 2013
CHUA TU AN.gif
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Images?q=tbn:ANd9GcRlMejTGgNz5wM3qlaZDrddg9nSkmwZOPNo7da1-ROruqVGf_Uunw
“Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Images?q=tbn:ANd9GcSC-TGWiq75j0XxMcwvEuWsupTz51ROY8H3KC2gVO8PrgEl7kis
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi; và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Images?q=tbn:ANd9GcT_Cwwvbt-KXrgxf2JVdbPARkRNNKUP4UnXvofNx14x0rBsPzis
Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn.
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Phoca_thumb_l_07
Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Images?q=tbn:ANd9GcQrZzV4LYT1XvW4d6tDrJGwWBz0xQx7kD-bmMv9euFy2pMsmu_4
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Images?q=tbn:ANd9GcQmVlwzrsEvtHL5UZf5-xLsQ7VvFMcCAySNw66pZ2sTMa7h1Qo6_A
Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp không gián đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác!

Go down

Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Empty Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác!

Bài gửi by Quảng Nghiêm Fri 03 Jun 2011, 11:31 am

Quan điểm của Phật giáo đối với tập tục đốt giấy tiền vàng mã?

Hỏi: Kính hỏi, tục lệ đốt vàng mã có phải là một phần của nghi lễ Phật giáo? Nếu không phải, xin cho chúng tôi biết xuất xứ và quan điểm của Phật giáo về tục lệ này?

Đáp:

Trong nghi lễ Phật giáo chính thống thì không hề và không bao giờ có tục lệ đốt giấy tiền vàng mã. Tục lệ đốt giấy tiền vàng mã có nguồn gốc từ thời cổ đại trong xã hội Trung Hoa. Nhà tư tưởng Vương Dư đời Đường cho rằng: “Từ thời nhà Hán, đã có tục chôn tiền và đời sau lấy giấy thay tiền”.

Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! SieuthiNHANH2011060315322yja3njg0md109039
Ảnh minh họa

Theo niềm tin thuần phác của người Trung Hoa thuở xưa thì người chết không mất hẳn mà biến thành quỉ (nhân tử viết quỉ – Nguyễn Tôn Nhan, Kinh Lễ, thiên Tế pháp, Nxb.Văn học, 1999, Tr 192). Quan niệm “nhân tử viết quỷ” được hình thành từ thời Ngũ đại (khoảng hơn 2000 năm trước Công nguyên). Từ quan niệm này, hình thành tín ngưỡng người chết cũng giống như người sống, tức cần phải có những nhu yếu phẩm cần dùng trong cuộc sống. Cho nên sau khi chết đi thì thân nhân người quá cố sẽ chôn theo nhưng vật dụng cần dùng mà trong đó có cả tiền bạc. Khám phá từ các cuộc khai quật của các ngành khảo cổ đã xác quyết điều này. Tuy nhiên, về sau, người ta thấy rằng chôn tiền và vật dụng thật thì quá lãng phí nên dần dần hình thành quan niệm đốt tiền và đồ dùng bằng giấy để cho người chết sử dụng.

Như vậy, chúng ta đã xác quyết tục lệ đốt vàng mã là tập tục của người Trung Hoa có nguồn gốc từ thời cổ đại. Tục lệ này đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân Trung Hoa và các nước chịu ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, trong đó có Việt Nam. Căn nguyên của tục lệ này là niềm tin có một đời sống khác sau khi chết, cộng với lòng hiếu thảo, bổn phận và trách nhiệm, ước mong được đầy đủ, sung túc của người sống đối với người chết. Khi Phật giáo truyền sang Trung Hoa và Việt Nam, với truyền thống hiếu đạo, uống nước nhớ nguồn, tri ân và báo ân của người con Phật cùng với sự tôn trọng tập tục của người dân bản địa cho nên trong nghi lễ hiếu sự của người bình dân và thậm chí với một số Phật tử tại gia thiếu chánh tín còn có tục lệ đốt vàng mã.

Như đã trình bày, Phật giáo không có truyền thống và tập tục đốt giấy tiền vàng mã cho người chết. Vì, theo Phật giáo, người chết chậm nhất là sau bốn mươi chín ngày thì nhất định sẽ được thác sanh vào một cảnh giới tương ứng với nghiệp đã gây tạo. Ở mỗi cảnh giới khác nhau, sự thọ dụng của chúng sanh trong các cảnh giới ấy hoàn toàn sai biệt. Do đó, dùng những vật dụng, tiền bạc của cõi người để cung cấp cho các chúng sanh ở các cõi khác là điều không thể. Xác định động cơ của việc đốt vàng mã xuất phát từ tâm thành kính, lo lắng, thương tưởng của người sống đối với người đã quá vãng; mong muốn cho người chết được đầy đủ và an vui. Nhưng Phật giáo xem sự thể hiện “ hiếu đạo” bằng việc đốt vàng mã là một hũ tục, vì việc làm ấy hoàn toàn vô ích đối với người chết chỉ lãng phí tiền của, công sức và gây ô nhiễm, hoả hoạn mà thôi. Đối với các Phật tử chưa thông suốt giáo lý, quen với tập tục vẫn dùng vàng mã trong tang lễ và hiếu sự, Phật giáo không cấm đoán triệt để chỉ động viên, khuyến khích từ bỏ hoặc thay thế bằng các việc làm cụ thể và có lợi ích thiết thực hơn như phóng sanh, bố thí… rồi hồi hướng phước đức cho người chết. Đây mới là việc làm “ âm dương lưỡng lợi” theo quan điểm Từ bi và Trí tuệ của Đạo Phật.

Tổ Tư vấn (tuvangiacngo@yahoo.com)
http://giacngo.vn/tuvan/2011/05/27/527048/
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Empty Re: Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác!

Bài gửi by Quảng Nghiêm Fri 03 Jun 2011, 11:36 am

Tấn hương!
Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! SieuthiNHANH2011060315322zwm2ywq0ng38956_1

Hỏi: Tôi xem đại giới đàn trong đó có lễ tấn hương. Xin hỏi tấn hương là gì? Nguồn gốc từ đâu? Khi tấn hương có đau không? Nếu thọ giới mà không tấn hương có được không? (Yến Nhi, tranleyennhi05@yahoo.com)

Đáp:

Bạn Yến Nhi thân mến!

Tấn hương còn gọi là đốt liều, là sự phát nguyện đốt thân cúng dường Tam bảo trong các đại giới đàn trao truyền giới pháp cho Tăng Ni và các Phật tử phát tâm thọ trì giới Bồ tát. Thường thì người phát tâm tấn hương tự nguyện đốt từ một liều hoặc ba liều hoặc nhiều hơn trên đỉnh đầu. Sau khi tấn hương xong, liều hương sẽ cháy thủng một phần da đầu, về sau để lại những vết sẹo hình chấm tròn trên đỉnh đầu rất ấn tượng.

Tấn hương có căn nguyên từ tinh thần phát tâm Đại thừa, thực hành Bồ tát đạo trong truyền thống Phật giáo Bắc truyền. Vì mục tiêu thành Phật, cứu độ chúng sanh nên vị Bồ tát quyết không tiếc thân mạng, xả thân vì đạo. Kinh Phạm Võng Bồ Tát Giới nói: "Thấy người sau mới học Bồ tát giới, có người từ xa hàng trăm ngàn dặm, lại cầu kinh luật Đại thừa, nên như pháp nói hết thảy các hạnh tu khổ hạnh, hoặc thiêu thân, thiêu tay, thiêu ngón tay, nếu như không thiêu thân, tay, ngón tay cúng dường chư Phật, thì không phải là người xuất gia tu hạnh Bồ tát" (Khinh cấu giới-16). Kinh Pháp Hoa tán thán hạnh đốt thân cúng dường Phật của Bồ tát Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến v.v...

Ở Trung Quốc, thọ giới - đốt liều xuất hiện vào đời Nguyên (thế kỷ 13). Sách Trung Quốc Phật giáo ghi: "Triều đình vì muốn phân biệt giữa Tăng chúng Bắc truyền và các vị Tăng Lạt ma cho nên sắc lịnh cho ba giới đàn lớn nhất của Trung Quốc bấy giờ là Giới đàn chùa Giới Đài ở Bắc Kinh, Giới đàn chùa Khai Nguyên ở Tuyền Châu, Giới đàn chùa Đài Khánh ở Hàng Châu, lấy lệ thọ Bồ tát giới phát nguyện tấn hương chế thành luật, khi truyền Bồ tát giới phải tấn hương cho giới tử, để lấy đó làm sự phân biệt giữa Tăng chúng Bắc truyền và Tăng chúng Lạt ma". Ở Việt Nam, theo Việt Nam Phật giáo sử lược: "Thiền sư Nguyên Thiều vâng lệnh chúa Nguyễn Phúc Trăn (1687-1691) sang Quảng Đông thỉnh ngài Thạch Liêm và các vị danh tăng khác, cùng thỉnh được nhiều kinh điển, tượng khí đem về. Chúa Nguyễn liền sắc mở đàn truyền giới rất long trọng tại chùa Thiên Mụ", và từ giới đàn này luật thọ Bồ tát giới tấn hương cho Tăng Ni được truyền vào Việt Nam và lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay (Thích Tâm Mãn, Học hạnh Bồ tát phát nguyện đốt liều khi thọ giới).

Khi tấn hương, tất nhiên người phát nguyện đốt thân phải trải qua cảm giác rất đau đớn vì da thịt bị đốt cháy liên tục trong hơn nửa giờ. Nhưng vì đó là một đại nguyện, một dấu ấn quan trọng trong đời tu, quyết xả bỏ thân mạng để "thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh" nên các giới tử kham nhẫn chịu đựng và vượt qua.

Tấn hương - đốt liều là sự tự giác, phát nguyện đốt thân cúng dường của giới tử nên không bắt buộc. Tuy vậy, trong không khí trang nghiêm của giới đàn cùng với hùng lực sung mãn của sơ tâm nên có rất nhiều giới tử phát tâm tấn hương - đốt liều sau đàn giới Bồ tát.

Tổ Tư vấn (tuvangiacngo@yahoo.com)

http://giacngo.vn/tuvan/2011/06/02/567009/
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Empty Re: Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác!

Bài gửi by Quảng Nghiêm Fri 03 Jun 2011, 11:42 am

Lợi ích của việc qui y Tam bảo, thọ trì Năm giới

Hỏi: Chúng con là những người rất mến mộ đạo Phật nhưng hiện ở rất xa, do đó ít có điều kiện để mua sách Phật pháp để đọc, thỉnh thoảng chúng con có đi lễ chùa, được nhà chùa khuyến khích qui y Tam bảo và thọ trì Năm giới.

Chúng con chưa hiểu nếu qui y và thọ năm giới thì sẽ được lợi ích gì? Có gì khó khăn khi thọ Năm giới không?

Đáp:

Quy y Tam bảo có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với người con Phật. Vì nếu chưa quy y, thì dù hiểu biết giáo lý và mến mộ Phật pháp cao độ vẫn chưa phải là Phật tử. Do đó, muốn trở thành người đệ tử Phật đúng nghĩa, nhất định phải quy y. Quy y Tam bảo là nấc thang đầu tiên, là khởi điểm của lộ trình hướng đến giải thoát. Chính việc quy y Tam bảo là biểu hiện quan trọng và cơ bản nhất của sự Giác ngộ trong tự thân của mỗi cá nhân.
Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! SieuthiNHANH2011060315322yjgwzjnjmj71144
Đồng bào dân tộc trong lễ Quy y Tam bảo tại Kon Tum 2009

Quy là trở về, y có nghĩa nương tựa. Quy y Tam bảo là trở về nương tựa ba ngôi quý báu Phật, Pháp và Tăng. Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn về ba phương diện: Tự giác, Giác tha và Giác hạnh viên mãn. Pháp là những phương pháp tu hành do chính Đức Phật thân chứng và giảng dạy để diệt trừ si ám, đoạn tận mọi khổ đau. Tăng là đoàn thể đệ tử xuất gia, giữ gìn giới luật, sống chung hòa hợp, tu tập theo chánh pháp. Sở dĩ Phật, Pháp và Tăng được tôn xưng là ba ngôi quý báu vì trên đời hiếm có và khó gặp. Chỉ có Tam bảo mới có đủ năng lực dẫn dắt chúng sinh ra khỏi biển khổ và chỉ có Tam bảo mới phát huy cùng tột năng lực trí tuệ của chúng sinh để xoá tan vô minh, thành tựu giải thoát. Nếu không gieo trồng thiện căn, không hội đủ duyên lành thì khó được phúc duyên nương tựa, dù Tam bảo vẫn thường trụ ở thế gian.

Do vậy, được quy y, quay về nương tựa Phật, Pháp và Tăng, trở thành người Phật tử là một duyên lành rất lớn trong đời. Tam bảo là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người Phật tử. Con người do vô minh nên bị dục vọng sai khiến, trói buộc. Chúng sanh vì nhiều tham muốn nên chịu nhiều khổ luỵ. Như người đi biển, càng uống nước biển càng bị cơn khát hành hạ, dày vò. Suốt một đời đuổi theo ảo ảnh hạnh phúc, tìm cầu sự thoả mãn của lòng tham vô đáy, rốt cuộc con người chỉ để lại một gia sản duy nhất là ác nghiệp do mình tạo ra. Vật chất, tài sản là phù du, tất cả sẽ ra đi chỉ có nghiệp thì ở lại. Do ác nghiệp đã tạo, nên chúng sanh phải đắm chìm trong khổ đau, luân hồi sanh tử. Trong cơn trường mộng của những cuộc rượt đuổi dục vọng ly kỳ, con người chợt giật mình thức tỉnh. Họ cay đắng nhận ra trò chơi đuổi bắt của cuộc đời, thấy rằng phận người ngắn ngủi, thân người mong manh, gia sản thì tạm bợ, chợt còn chợt mất như sương khói. Nhận thức sâu sắc về sự vô thường, giả hợp của thân mạng và thế giới, tỉnh mộng quay đầu, con người tìm về những chân giá trị của cuộc đời; thực hành đạo đức, sống hỷ xả, vô ngã và vị tha, nương vào ánh sáng soi đường của Tam bảo tìm về Chân – Thiện – Mỹ. Đó là nguyên nhân, mục đích cao cả của việc quy y. Đạo Phật là đạo Giác ngộ nên không bao giờ ép buộc, áp đặt hoặc dụ dỗ người khác quy y, chỉ khuyến khích và động viên làm tăng thượng duyên lành có sẵn của đương sự. Do đó, quy y Tam bảo phải được xuất phát từ ý thức tự giác, tự nguyện và không hề có bất cứ một khó khăn hay điều kiện gì từ phía “nhà chùa”. Nếu có chăng chỉ là một chút lễ nghi, hương hoa tùy hỷ, biểu lộ lòng thành, chủ yếu để làm cho buổi lễ thêm phần trang trọng mà thôi.

Khi quy y, tức đối trước Tam bảo, có sự chứng minh của chư Tăng, phát nguyện trở về nương tựa Phật, Pháp và Tăng làm một đệ tử Phật hay còn gọi là Phật tử . Trở thành Phật tử, cố nhiên sẽ được Tam bảo soi sáng, che chở và hộ trì. Từ đây, mọi suy nghĩ, nói năng hay hành động sẽ nương theo chánh niệm mà trở nên trong sáng. Chính nhờ việc tu tập chuyển hoá Tam nghiệp mà cuộc sống được thăng hoa. Cũng chính nhờ việc chuyển ác nghiệp thành thiện nghiệp nên người đã quy y chắc chắn không bị đọa lạc vào Tam đồ, Ác đạo.

Tuy nhiên, quy y chỉ mới là nấc thang đầu tiên, người con Phật phải phát nguyện tu tập, thọ trì năm giới để hoàn thiện nhân cách của người Phật tử. Năm giới cấm hay năm nhân cách của người Phật tử là: Không giết hại, Không trộm cướp, Không tà dâm, Không nói dối và Không uống rượu. Người Phật tử khi đã quy y thường phát nguyện thọ trì năm giới nhưng không nhất thiết người nào cũng phải thọ trì hết năm giới. Tuỳ theo khả năng và hoàn cảnh cá nhân, tự lượng sức mình để phát nguyện thọ trì. Sau một thời gian, nhận thấy lợi ích thiết thực của việc giữ gìn giới luật, nhân cách ngày càng hoàn thiện nhờ trì giới, lúc đó mới phát nguyện thọ trì hết năm giới.

Giữ giới không có nghĩa bị trói buộc, bị tước mất quyền tự do phóng túng cá nhân. Chính việc tuân thủ giới luật mà nhân cách cá nhân được hoàn thiện đồng thời giúp cho tự thân và tha nhân được an ổn, hạnh phúc và xa lìa mọi khổ đau. Hành trì năm giới xuất phát từ ý thức tôn trọng và giữ gìn hạnh phúc của chính mình, mọi người và mọi loài.

Đối với giới thứ nhất Không giết hại, do “ Ý thức được những khổ đau do sự giết hại gây ra, con xin học theo hạnh Đại bi để bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con nguyện không giết hại sinh mạng, không tán thành sự giết chóc và không để kẻ khác giết hại, dù là trong tâm tưởng hay trong cách sống hàng ngày của con”. Phát nguyện giữ giới Không giết hại vì tôn trọng sự sống, vì ý thức được khổ đau do giết hại gây ra. Do vậy, người giữ giới này hiện tại luôn sống trong an ổn, không sợ thù oán, thân thể khoẻ mạnh, không bị quả báo lột da, xẻ thịt ở đời sau. Nhờ không giết hại, môi sinh được giữ gìn, xã hội an ninh, thế giới hoà bình và an lạc.

Do “Ý thức được những khổ đau do lường gạt, trộm cướp gây ra, con xin học theo hạnh Đại từ để đem niềm vui sống và an lạc cho mọi người và mọi loài. Con nguyện không lấy làm của riêng bất cứ một tài vật nào của bất cứ ai. Con nguyện tôn trọng quyền sở hữu của kẻ khác và cũng nguyện ngăn ngừa không cho họ tích trử và làm giàu một cách bất lương trên sự đau khổ của con người và của muôn loài”. Đó là nội dung của sự phát nguyện thứ hai Không trộm cướp. Vì tôn trọng tài sản và ý thức sự khổ đau do bị trộm cướp gây ra nên người Phật tử không trộm cướp. Người giữ gìn giới này hiện tại luôn sống trong thanh thản, không sợ tù tội, được người khác tin cậy, giao phó nhiều trọng trách, hưởng phước giàu sang; vì không gian tham nên không bị túng thiếu, mất mát và không bị “mang lông đội sừng” để trả nợ ở kiếp sau.

Vì “ Ý thức được hạnh phúc gia đình dựa trên nền tảng thủy chung, hòa thuận. Con nguyện giữ mình thật tinh khiết, tự bảo vệ nếp sống tiết hạnh và hết lòng bảo vệ tiết hạnh của kẻ khác. Con biết hành động ngoại tình sẽ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình con và hại đến hạnh phúc của người khác…” Đây là nội dung của giới thứ ba Không tà dâm. Người Phật tử ý thức được sự tai hại của việc tư tình nên phát nguyện gìn giữ. Lợi ích của sự tu tập Không tà dâm là thân thể khoẻ mạnh, gia đình ấm êm hạnh phúc, được mọi người tôn trọng, không có tình thù.

Phát nguyện giữ gìn giới thứ tư Không nói dối vì: “Ý thức được những khổ đau do lời nói thiếu chánh niệm gây ra, con xin nguyện nói lời chánh ngữ và học hạnh lắng nghe để dâng niềm vui cho người và giúp người bớt khổ. Con nguyện chỉ nói những lời có thể gây thêm niềm tin, an vui và hy vọng, những lời chân thật có giá trị xây dựng hiểu biết và hòa giải. Con nguyện không nói những lời sai với sự thật, những lời gây chia rẽ và căm thù. Con nguyện không loan truyền những tin mà con không biết chắc là có thật, không phê bình và lên án những điều mà con không biết rõ. Con nguyện lắng nghe với tâm từ bi, để có thể hiểu được những khổ đau và khó khăn của kẻ khác và để làm vơi đi những khổ đau của họ”. Người giữ giới Không nói dối luôn được mọi người tôn trọng, tin tưởng, yêu thương. Không những không nói dối, người tu tập giới này còn góp ý, động viên, xây dựng và hoà giải với mọi người xung quanh làm cho gia đình và xã hội ngày càng thêm tốt đẹp.

Giới thứ năm Không uống rượu, nói một cách đầy đủ là không sử dụng rượu, ma tuý, các chất kích thích và gây nghiện, các thực phẩm có độc tố và văn hóa phẩm đồi trụy. Vì “ý thức được những khổ đau do sử dụng rượu và ma túy gây ra, con nguyện chỉ tiêu thụ những thực phẩm không chứa độc tố, không có tác dụng gây nên sự say sưa, nghiện ngập làm thân tâm mất tự chủ. Con nguyện không uống rượu, không sử dụng ma tuý, không tiêu thụ những thực phẩm có độc tố kể cả văn hóa phẩm có nội dung bạo động, sợ hãi, thèm khát và hận thù”. Tu tập trọn vẹn giới thứ năm thì thân thể khoẻ mạnh, hạn chế được bệnh tật, trí tuệ sáng suốt, tuổi thọ tăng trưởng đồng thời tránh được tai nạn, lỗi lầm đáng tiếc do sự mất tự chủ gây ra.

Trên đây là tất cả lợi ích thiết thực của việc quy y và thọ trì năm giới của người Phật tử. Chỉ có quay về nương tựa Tam bảo và tu sửa nhân cách bằng sự thọ trì năm giới mới đem lại hạnh phúc, an vui cho cá nhân, gia đình và xã hội. Đó cũng là lý do mà “nhà chùa” thường khuyến khích và tổ chức cho tín đồ quy y Tam bảo.

Tổ Tư vấn (tuvangiacngo@yahoo.com)
http://giacngo.vn/tuvan/2011/05/14/777443/
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Empty Re: Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác!

Bài gửi by Quảng Nghiêm Sun 26 Jun 2011, 9:23 pm

Sám hối lỗi lầm

24/06/2011 15:02 (GMT+7)Kích cỡ chữ:

Hỏi: Tôi đã từng hai lần bỏ thai vào lúc thai nhi khoảng gần hai tháng tuổi. Ngày ấy tôi chưa biết Phật pháp nên nghĩ việc đó là bình thường vì thai nhi chưa hình thành. Giờ đây tôi mới biết đó là tội lỗi.

Tôi thường niệm Phật, sám hối, làm các công đức lành rồi hồi hướng cầu siêu cho hai con. Tôi cũng đã làm trai đàn chẩn tế cầu siêu cho con rồi. Vậy tôi có cần làm thêm gì nữa không như cúng vàng mã áo quần, đồ chơi… cho các con? Trước đây tôi cũng hay cãi mẹ mỗi khi trái ý mình. Nay mẹ mất rồi, nhớ lại tôi rất ăn năn, hối hận. Mặc dù đã sám hối và làm nhiều công đức lành để hồi hướng, cầu siêu cho mẹ nhưng tôi không thể nào quên những việc sai trái ngày xưa. Nhiều lúc đang niệm Phật tự dưng nhớ lại, tôi đã khóc thật nhiều. Hiện tôi rất ân hận về tội lỗi của mình. Tôi có bị đọa vào cõi ác không? Tôi phải làm gì nữa để sám hối và chuyển hóa những lỗi lầm ấy
(Thảo,le.thao09@yahoo.com.vn)

Đáp: Bạn Thảo thân mến!

Đức Phật dạy rằng: “Có hai hạng người mạnh nhất trên đời. Một là hạng người không phạm lỗi lầm. Hai là hạng người có lỗi lầm nhưng biết ăn năn, sám hối”. Trừ những bậc Thánh đã toàn thiện, còn chúng ta, sống trong đời này ai cũng từng có lầm lỗi. Do đó, điều quan trọng là mỗi người phải tự nhận biết những sai phạm, lầm lỗi của chính mình đã gây tạo trong đời mà sám hối, chừa bỏ.

Bạn chính là hạng người có sức mạnh thứ hai, tức đã biết được lầm lỗi của mình đã gây tạo trong quá khứ để sám hối, phục thiện. Phá bỏ thai nhi dù trong hoàn cảnh nào cũng đều có tội, và các bậc cha mẹ cần sám hối lầm lỗi của mình đồng thời thực hành siêu độ cho con. Bạn đã làm trai đàn chẩn tế cầu siêu cũng như hiện tại bạn siêng năng tụng kinh, niệm Phật, bố thí, cúng dường… rồi hồi hướng phước báo cho con, mong các con được nương nhờ phước báo ấy mà được sanh vào cõi lành, là những việc làm đúng với Chánh pháp. Thiết nghĩ, những việc làm của bạn để hồi hướng phước báo, cầu siêu độ cho con như trên là tạm đủ. Không nên mua sắm vàng mã (xe, ngựa, áo quần…) để cúng cho con. Vì những việc làm ấy không mang đến lợi ích thiết thực cho con như các phương thức của nhà Phật mà bạn đã làm.

Bạn đã hối hận ăn năn rất nhiều về những lầm lỗi với mẹ, dù muộn màng nhưng vô cùng cần thiết. Trải nghiệm đó sẽ giúp bạn sống hiếu thuận hơn với những người thân khác trong gia đình, dòng tộc và mọi người xung quanh. Trước sự thiết tha sám hối của bạn, chúng tôi nghĩ rằng, mẹ sẽ tha thứ cho những lầm lỗi của bạn vì mẹ thì lúc nào cũng thương con.

Dù bạn có những sai phạm, lầm lỗi trong quá khứ nhưng cũng sớm tỉnh thức, hối cải và phục thiện. Đó cũng là một duyên lành của bạn vì có rất nhiều người tạo ác nghiệp mà không biết dừng lại, quay đầu. Nếu bạn giữ tâm thanh tịnh, tinh tấn sám hối và niệm Phật như thế cho đến trọn đời thì chắc chắn sẽ không bị đọa vào đường ác. Vì “Tội từ tâm khởi đem tâm sám/Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu…”.

Các pháp vốn tự tánh Không nên có thể chuyển hóa tội lỗi nếu tự thân bạn biết tinh chuyên sám hối, nỗ lực niệm Phật đến nhất tâm (Niệm Phật nhất tâm tiêu vạn tội). Khi đã biết rõ điều ác rồi thì nguyện không tái phạm, đồng thời tích cực làm những việc lành thì tội sẽ diệt, phước sẽ sanh. Bạn cần nương tựa vào ánh sáng Chánh pháp để hướng thiện, chuyên tâm niệm Phật thì sẽ chuyển hóa được các ác nghiệp, hiện tại và tương lai sẽ an lạc, thảnh thơi.

Tổ Tư vấn (tuvangiacngo@yahoo.com )

http://giacngo.vn/tuvan/2011/06/24/537001/
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác! Empty Re: Nơi Chia Sẻ Những Bài Viết Liên Quan Khác!

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết