NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ


Join the forum, it's quick and easy

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» PHÓNG SANH - 2013
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:38 pm

» HÌNH ẢNH LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:36 pm

» Thông Báo: LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Nghiêm Tue 10 Dec 2013, 12:02 pm

» Chuyến Hành Hương Đà Lạt Của Các Huynh Muội!
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:31 pm

» CHÙA QUÁN ÂM TỊNH THẤT - ĐỨC TRỌNG - LÂM ĐỒNG
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:17 pm

» VĨNH MINH TỰ VIỆN - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:13 pm

» CHÙA PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:07 pm

» CHÙA DƯỢC SƯ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Tue 03 Dec 2013, 4:21 pm

» Hình Ảnh Phóng Sanh Thứ Năm 21/11/2013
by Quảng Nghiêm Thu 21 Nov 2013, 2:17 pm

ĐẠI LỄ PHÓNG SANH CHÙA TỪ ÂN 2013
CHUA TU AN.gif
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
TỊNH ĐỘ LUẬN Images?q=tbn:ANd9GcRlMejTGgNz5wM3qlaZDrddg9nSkmwZOPNo7da1-ROruqVGf_Uunw
“Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
TỊNH ĐỘ LUẬN Images?q=tbn:ANd9GcSC-TGWiq75j0XxMcwvEuWsupTz51ROY8H3KC2gVO8PrgEl7kis
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi; và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
TỊNH ĐỘ LUẬN Images?q=tbn:ANd9GcT_Cwwvbt-KXrgxf2JVdbPARkRNNKUP4UnXvofNx14x0rBsPzis
Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn.
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
TỊNH ĐỘ LUẬN Phoca_thumb_l_07
Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
TỊNH ĐỘ LUẬN Images?q=tbn:ANd9GcQrZzV4LYT1XvW4d6tDrJGwWBz0xQx7kD-bmMv9euFy2pMsmu_4
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
TỊNH ĐỘ LUẬN Images?q=tbn:ANd9GcQmVlwzrsEvtHL5UZf5-xLsQ7VvFMcCAySNw66pZ2sTMa7h1Qo6_A
Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp không gián đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

TỊNH ĐỘ LUẬN

Go down

TỊNH ĐỘ LUẬN Empty TỊNH ĐỘ LUẬN

Bài gửi by Quảng Nghiêm Tue 30 Jul 2013, 4:50 pm

TỊNH ĐỘ LUẬN 3-44
1. Đại sư Ngẫu Ích luận: Tín-Nguyện-Trì danh là tông chỉ chính của việc tu hành.
Không Tín thì không đủ để khởi nguyện, không Nguyện thì không đủ dẫn dắt Hành, không hành trì danh tốt thì không đủ làm mãn nguyện và chứng minh lòng tin. Tín là tin tự, tin tha tin nhân, tin quả, tin sự, tin lý. Nguyện thì chán lìa cõi Sa-bà, ưa cầu cõi Cực lạc. Hành thì chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn.
Tin tự là tin một niệm tâm hiện tiền của mình vốn chẳng phải trái tim bằng thịt, cũng chẳng phải duyên theo hình bóng, dọc thì không có trước sau, ngang thì bặt không có bờ mé, suốt ngày tùy duyên, suốt ngày bất biến, các cõi nước nhiều như bụi nhỏ ở khắp hư không trong mười phương vốn là vật trong một niệm tâm của ta hiện ra. Ta tuy là hôn mê, mê hoặc điên đảo nhưng nếu một niệm hồi tâm, thì chắc chắn được sinh về Cực lạc vốn có trong tâm mình không còn nghi ngờ lo nghĩ gì nữa, đó gọi là tín tự.
Tin tha là tin Đức Thích-ca Như Lai quyết không có nói dối gạt, đức Di-đà Thế Tôn quyết không có nguyện suông, Chư Phật sáu phương hiện tướng lưỡi rộng dài quyết không nói hai lời, tùy thuận theo giáo huấn chân thật của chư Phật quyết chí cầu sinh không còn nghi hoặc, gọi là tin tha.
Tin nhân là tin sâu sự tán loạn xưng danh vẫn là hạt giống thành Phật, huống chi nhất tâm bất loạn, đâu thể không sinh Tịnh độ, gọi là tin nhân.
Tin quả là tin sâu Tịnh độ, các điều lành hội tụ, đều từ niệm Phật Tam-muội mà sinh ra. Như trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, cũng như bóng ắt phải nương theo hình, âm vang phải thuận theo tiếng, quyết không luống dối, gọi là tin quả.
Tin sự là tin sâu chỉ một niệm hiện tiền nầy không thể cùng tận, thế giới mười phương nương tâm hiện ra cũng không thể cùng tận, thật có cõi nước Cực lạc ở ngoài mười muôn ức cõi nước, nước ấy rất trang nghiêm thanh tịnh, không giống ngụ ngôn của Trang sinh, gọi là tin sự.
Tin lý là tin sâu mười muôn ức cõi nước thật không ra ngoài một niệm tâm hiện tiền của ta, vì tâm tánh một niệm hiện tiền của tôi thật không có ngoài. Lại tin sâu y, chánh, chủ, bạn Tây phương đều từ trong một niệm tâm hiện tiền của tôi mà hiện ra. Toàn sự tức lý, toàn vọng tức chân, toàn tu tức tánh, toàn tha tức tự, là từ tâm ta trùm khắp, tâm Phật cũng trùm khắp, tâm tánh tất cả chúng sinh cũng trùm khắp. Ví như trong một ngôi nhà có nghìn ngọn đèn thì ánh sáng lẫn nhau mà đều khắp, trùng trùng giao nhau mà thâu nhiếp nhau, không chướng ngại nhau, gọi là tin lý. Tin như vậy rồi thì Sa-bà là uế do tự tâm mình cảm ra, mà tự tâm uế theo lý nên chán lìa, Cực lạc là tịnh do tự tâm mình cảm ra, mà tự tâm thanh tịnh theo lý nên ưa cầu. Chán uế, phải xả bỏ, đến rốt cùng không có cái đáng xả, ưa tịnh, phải lấy, đến rốt cùng không có cái đáng lấy. Cho nên ngài Diệu Tông nói: Lấy và bỏ đến mức rốt cùng cũng chẳng khác không lấy không bỏ. Giả sử không lấy bỏ theo sự, thì chỉ còn không lấy, không bỏ, tức là chấp lý bỏ sự, đã phế bỏ sự thì lý cũng không trọn vẹn. Nếu thấu hiểu toàn sự tức lý, thì lấy cũng tức là lý, bỏ cũng tức là lý, một lấy một bỏ không gì không là pháp giới. Cho nên kế Tín là nói về Nguyện.
Nói chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn: danh hiệu để nêu lên đức, vì đức không thể suy nghĩ bàn luận, nên danh hiệu cũng không thể suy nghĩ bàn luận, vì công đức danh hiệu không thể suy nghĩ bàn luận, nên khiến cho tán loạn trì danh thì là Phật chủng, chấp trì thì lên bất thối. Nhưng các Kinh nói về hạnh Tịnh độ có nghìn muôn sai khác. Như quán tượng, quán tưởng, lễ bái, cúng dường, năm hối, sáu niệm,… mỗi hạnh thành tựu đều sinh Tịnh độ, nhưng chỉ một pháp trì danh là thâu nhiếp căn cơ rất rộng, thực hành rất dễ, có thể gọi là phương tiện đệ nhất trong các phương tiện, liễu nghĩa vô thượng trong liễu nghĩa, viên đốn tối cực trong viên đốn. Vì thế nói rằng: Hạt ngọc trong bỏ vào nước đục, thì nước đục không thể không trong, danh hiệu Phật gieo vào tâm loạn thì tâm loạn không thể không thành Phật.
2. Đại sư Trí Khải luận về hai nghĩa: Ưa và Chán
Người muốn quyết định sinh về Tây phương thì phải có đủ hai hạnh mới quyết chắc sinh về nước kia. Một là hạnh chán lìa, hai là hạnh ưa nguyện.
Hạnh chán lìa: Phàm phu từ vô thỉ đến nay bị năm dục trói buộc luân hồi trong sáu nẻo chịu đủ các khổ, nếu không khởi tâm chán lìa năm dục, không lúc nào thoát ra. Cho nên phải thường quán sát thân này với máu mủ, phẩn tiểu, tất cả nhơ xấu thải ra, bất tịnh hôi thối. Kinh Niết-Bàn nói: Cái thành thân như thế, La sát ngu si ở trong đó. Ai là người có trí mà ưa thích thân này. Kinh lại nói: Thân này chứa nhóm các khổ, tất cả đều bất tịnh, bị trói buộc bởi các thứ ung nhọt…, căn bản không có ý nghĩa, lợi ích. Cho đến thân của các trời đều cũng như vậy. Hành giả hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc ngủ hoặc thức phải thường quán thân này, chỉ có khổ, không có vui, rất sinh tâm chán lìa, dẫu việc vợ chồng không thể dứt ngay mà dần dần sinh chán. Thực hành bảy pháp quán bất tịnh: 1. Quán thân dâm dục này, do tham ái phiền não mà sinh, là chủng tử bất tịnh. 2. Do tinh huyết cha mẹ hòa hợp, là thọ sinh bất tịnh. 3. Ở trong thai người mẹ, là chỗ ở bất tịnh. 4. Ở trong thai do huyết mẹ nuôi dưỡng là ăn uống bất tịnh. 5. Đủ mười tháng từ sản môn sinh ra, là sơ sinh bất tịnh. 6. Nằm ở bọc da trong bụng, ở đó có đủ các thứ máu mủ, là thân thể bất tịnh. 7. Sau khi chết sình trướng vữa nát hư hoại, là rốt ráo bất tịnh. Quán thân đã như vậy, thì quán người cũng như vậy. Cảnh giới đối đãi, thân nam, thân nữ,… rất sinh tâm chán lìa, thường quán bất tịnh, người quán được như vậy thì dâm dục phiền não dần dần giảm ít. Lại phát nguyện: nguyện tôi lìa hẳn tạp thực máu mủ ô uế bất tịnh tham đắm năm dục, thân nam, thân nữ… của ba cõi, nguyện được sinh thân pháp tánh ở Tịnh độ. Đây gọi là hạnh Chán lìa.
Hạnh Ưa nguyện lại có hai thứ: Một là trước phải rõ ý nghĩa của việc cầu sinh Tịnh độ, hai là quán các việc trang nghiêm ở Tịnh độ kia để tâm ưa thích nguyện cầu. Rõ ý nghĩa vãng sinh: sở dĩ cầu sinh Tịnh độ là muốn cứu giúp tất cả khổ của chúng sinh, phải tự nghĩ rằng, nay ta không có lực, nếu ở trong đời ác năm trược, cảnh phiền não mạnh mẽ, tự sẽ bị nghiệp lực trói buộc, chìm đắm trong ba đường, trải qua nhiều kiếp số, trôi lăn như thế từ vô thỉ đến nay chưa tạm dừng nghỉ, lúc nào mới cứu được chúng sinh khổ? Vì thế nên cầu sinh Tịnh độ, gần gũi Chư Phật. Nếu chứng được vô sinh nhẫn thì mới có thể ở trong đời ác trược cứu chúng sinh khổ. Cho nên Luận Vãng Sinh chép: Người phát tâm Bồ-đề, chính là có tâm nguyện làm Phật, tâm nguyện làm Phật là tâm độ chúng sinh, tâm độ chúng sinh là tâm nhiếp thọ chúng sinh sinh về cõi Phật. Lại nữa, nguyện sinh Tịnh độ phải đủ hai hạnh: Một là phải xa lìa ba pháp làm chướng ngại cửa Bồ-đề, hai là phải đạt được ba pháp thuận theo cửa Bồ-đề. Thế nào là xa lìa ba pháp làm chướng ngại cửa Bồ-đề? Một là nương tựa cửa trí tuệ, không cầu tự vui, xa lìa tâm chấp ngã, tham đắm tự thân. Hai là nương cửa từ bi, cứu khổ cho tất cả chúng sinh, xa lìa tâm không an ổn chúng sinh. Ba là nương cửa phương tiện, thương xót tất cả chúng sinh, muốn đem đến niềm vui cho họ, xa lìa tâm cung kính cung dưỡng tự thân. Nếu xa lìa được ba pháp làm chướng ngại Bồ-đề thì được ba pháp thuận theo cửa Bồ-đề, ba pháp ấy là: Một là tâm thanh tịnh không nhiễm, không vì tự thân mà mong cầu các vui sướng. Bồ-đề là nơi thanh tịnh không nhiễm, nếu vì tự thân mà cầu vui tức là thân tâm ô nhiễm làm chướng ngại cửa Bồ-đề, cho nên tâm thanh tịnh không nhiễm là thuận theo cửa Bồ-đề. Hai là tâm an thanh tịnh, vì cứu khổ cho chúng sinh nên Bồ-đề là chỗ thanh tịnh để an ổn tất cả chúng sinh, nếu không có tâm cứu giúp tất cả chúng sinh, khiến họ lìa khổ sinh tử thì trái với cửa Bồ-đề, cho nên tâm an thanh tịnh là thuận theo cửa Bồ-đề. Ba là tâm lạc thanh tịnh, muốn cho tất cả chúng sinh chứng Đại Bồ-đề Niết bàn. Bồ-đề Niết bàn là nơi rốt ráo thường vui, nếu không có tâm khiến cho tất cả chúng sinh được rốt ráo thường vui tức là ngăn đóng cửa Bồ-đề. Cho nên tâm lạc thanh tịnh là thuận theo cửa Bồ-đề.
Nhân đâu được Bồ-đề này? Nhân sinh Tịnh độ, thường không lìa Phật đắc vô sinh nhẫn rồi thì ở trong cõi sinh tử cứu chúng sinh khổ, Bi Trí dung hợp nhau, định mà thường dụng, tự tại vô ngại tức là tâm Bồ-đề. Đây là ý nghĩa của việc nguyện sinh.
Hai là quán các việc trang nghiêm, tâm ưa thích nguyện cầu: tâm mong cầu, khởi tưởng duyên với đức Phật A-di-đà, như pháp thân, báo thân… có sắc vàng chói sáng, có tám vạn bốn nghìn tướng, mỗi tướng có tám vạn bốn nghìn vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp phát ra tám vạn bốn nghìn tia sáng, thường chiếu soi pháp giới, nhiếp lấy chúng sinh niệm đến Phật. Lại quán ở cõi nước ấy có bảy thứ báu quý trang nghiêm diệu lạc, đầy đủ như trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Thập Lục Quán, thường hành Tam-muội niệm Phật và tất cả các hạnh lành như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, v.v. thảy đều hồi hướng cho chúng sinh, cùng được sinh về cõi Cực lạc, thì chắc chắn được sinh, đó gọi là hạnh Ưa nguyện.
3. Đại sư Diên Thọ luận về Tán tâm niệm Phật đươc vãng sanh.
Có người hỏi: Kinh Thập Lục Quán nói mười sáu quán môn đều là nhiếp tâm tu định, quán tướng tốt của Phật, thật rõ ràng toàn vẹn thì mới được bước vào tòa thành cõi Tịnh, thì sao tâm tán loạn mà cũng được vãng sinh? Đáp: văn kinh chín phẩm, tự có lên xuống, cao thấp gồm nhiếp lẫn nhau mà không ngoài hai tâm. Một là Định tâm, nếu tu tập định quán thì được vãng sinh Thượng phẩm. Hai là Chuyên tâm: chỉ niệm danh hiệu, các thiện trợ giúp, thấm nhuần, hồi hướng phát nguyện được thành vãng sanh hạ phẩm, nhưng phải một đời quy mạng, hết mực tinh chuyên tu tập trong lúc nằm ngồi, mặt thường hướng về phương Tây, đi đường, lễ lạy, cung kính, lúc niệm Phật phát nguyện thì chí thành tha thiết không có các tạp niệm khác. Như đến chỗ hình ngục, như ở lao tù, bị oán tặc truy bắt, bị nước trôi lửa cháy mà nhất tâm cầu cứu, nguyện thoát vòng khổ, mau chứng vô sinh, rộng độ hàm thức, nối tiếp làm hưng thạnh Tam bảo, thệ đền đáp bốn ân. Tâm chí thành được như vậy thì sẽ không luống uổng. Nếu có người lời nói và việc làm không hợp nhau, sức tin nhẹ yếu, không có tâm niệm niệm nối nhau, ý thường bị gián đoạn, dựa vào sự lười biếng này, lúc qua đời hy vọng vãng sinh, chỉ bị nghiệp chướng kéo lôi, e khó gặp bạn lành, gio, lửa ép ngặt, chánh niệm không thành. Vì sao? Vì hiện tại là nhân, sắp qua đời là quả, phải là nhân thật thì quả mới không dối, âm hòa thì tiếng vang thuận, hình ngay thì bóng thẳng. Nếu muốn thành tựu mười niệm lúc sắp qua đời chỉ chuẩn bị xong hành trang, nhóm họp các công đức, để hồi hướng cho lúc này, niệm niệm không thiếu thì không có gì lo lắng. Phàm là hai vòng thiện ác, hai báo khổ vui đều do ba nghiệp gây tạo, do bốn duyên sinh ra, do sáu nhân hình thành, do năm quả thâu nhiếp. Nếu một tâm niệm sân nhuế, tà dâm khởi lên tức là nghiệp ngạ quỷ, ngu si ám chướng tức là nghiệp súc sinh, ngã mạn cống cao là nghiệp Tu-la, giữ chắc năm giới là nghiệp cõi người, chuyên tu mười thiện tức là nghiệp cõi trời, chứng ngộ Nhân không là nghiệp Thanh văn, biết duyên tánh lìa là nghiệp Duyên giác, cùng tu sáu độ là nghiệp Bồ-tát, chân từ bình đẳng là nghiệp Phật. Nếu tâm thanh tịnh tức là đài vàng, cây báu, cõi tịnh hóa sinh. Nếu tâm cấu uế thì gò nổng hầm hố, cõi uế vật chất sinh. Đó đều là quả bình đẳng, chiêu cảm được duyên tăng thượng. Cho nên lìa nguồn tự tâm thì không có tự thể riêng, muốn được tịnh quả chỉ thực hành tịnh nhân, như tánh nước chảy xuống, tánh lửa bốc lên, thế thường như vậy, đâu có gì để nghi?
4. Đại sư Tuân Thức luận về: Pháp tọa thiền quán vãng sanh.
Người muốn tu quán vãng sinh nên ở một chỗ ,đặt giường hướng mặt về phương Tây, để dễ quán tưởng, biểu thị cho chánh hướng, ngồi thẳng kiết già, đầu và cột sống thẳng nhau, không ưỡn ngực, cũng không còng lưng, điều hòa hơi thở, định trụ ở tâm. Nhưng môn tu này, kinh luận nói rất nhiều, phàm phu sơ tâm sao có thể tu tập khắp cả. Nay từ chỗ chính yếu dễ thực hành mà tóm lược hai thứ, trong hai thứ này vẫn tùy theo thích nghi, không hẳn phải dùng cả hai. Hoặc có loại quán tưởng khác mà thuần thục, thì tùy tiện nhưng không được lìa pháp môn Tịnh độ, đều phải tu tập. Nói hai loại là:
a. Hỗ trợ ý quán khắp: lúc ngồi rồi thì tự tưởng mọi công tu tức thời của mình phù hợp sanh sang thế giới Cực lạc, nên khởi tâm tưởng vãng sinh về cõi nước ấy, ngồi kiết già trong hoa sen, tưởng hoa khép lại, tưởng hoa nở ra. Ngay lúc hoa nở thì tưởng có năm trăm tia sáng chiếu đến thân, tưởng mắt mở ra, tưởng thấy Phật, Bồ-tát và cõi nước, liền ngồi trước Phật nghe giảng diệu pháp, và nghe tất cả âm thanh đều là pháp ưa thích, hợp với mười hai bộ kinh. Lúc tưởng như vậy thì phải giữ vững, khiến tâm không tán loạn, tâm tưởng rõ ràng, đúng như những điều mà mắt đã thấy, tưởng lâu thì đứng dậy.
b. Tưởng thẳng đến Phật A-di-đà thân vàng cao trượng sáu, ngồi trên hoa sen, chuyên buộc tâm ở sợi lông trắng giữa hai đầu chân mày, sợi lông trắng ấy dài một trượng năm thước, chu vi năm tấc, ngoài có tám cạnh, sợi lông trắng ấy ruột rổng suốt, cuộn tròn về bên phải giữa hai đầu chân mày, trong suốt sáng sạch, không thể nói hết hiện ra kim nhan, sáng rực từng phần rõ ràng. Lúc tưởng như vậy thì phải lắng tâm chú ý, giữ vững chớ đổi dời. Nhưng phải biết là do tưởng niệm mà thấy, nếu thành hoặc không thành đều là nhân duyên tưởng niệm, không có tánh tướng thật, tất cả đều không, giống như thấy mặt mình trong gương, như mặt nước hiện bóng trăng, như mộng như huyễn, tức không, tức giả, tức trung, chẳng phải một chẳng phải khác, chẳng phải ngang chẳng phải dọc, không thể suy nghĩ, tâm tưởng vắng lặng thì sẽ thành tựu niệm Phật Tam-muội.
5. Đức Thanh luận về: Trì danh và quán tưởng
Có người hỏi điều quan trọng của tu Tịnh độ là gì? Ngài Đức Thanh đáp: Kinh dạy rằng, nếu muốn tịnh cõi Phật nên tịnh tâm mình, tu hành tịnh nghiệp phải lấy tịnh tâm làm gốc. Muốn tự tâm thanh tịnh, điều trước tiên phải giới căn thanh tịnh, ấy là thân có ba thứ, miệng có bốn thứ, và ý có ba thứ, mười nghiệp ác này là nhân khổ đau của ba đường, điều quan trọng của giữ giới trước hết là phải làm cho ba nghiệp thanh tịnh thì tâm tự thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh này chán ghét cái khổ cõi Sa-bà, phát nguyện vãng sinh cõi An dưỡng mà lập chánh hạnh niệm Phật. Nhưng niệm Phật cần phải có tâm sanh tử tha thiết, trước là cắt đứt duyên bên ngoài, chỉ khởi một niệm, dùng một câu A-di-đà Phật làm mạng căn, niệm niệm không quên, tâm tâm không gián đoạn, trong mười hai thời đi, đứng, nằm, ngồi, cầm muỗng cầm đũa, cúi ngước thấy nghe động tĩnh rảnh bận, bất cứ lúc nào cũng không quên mất, không mê muội, không có duyên khác. Dụng tâm được như vậy thì lâu dần được thuần thục, cho đến trong mộng cũng không quên mất, lúc thức cũng như lúc ngủ, như một không khác, thì công phu miên mật, quyện thành một khối, đó là lúc đắc lực. Nếu niệm đến nhất tâm bất loạn thì lúc sắp qua đời cảnh giới Tịnh độ hiện ra trước mặt, tự nhiên không bị trói buộc bởi sinh tử, Đức Phật A-di-đà phát ra ánh sáng tiếp dẫn, người ấy chắc chắn có được hiệu nghiệm của việc vãng sinh. Nhưng nhất tâm trì danh cố nhiên là chánh hạnh, lại phải giúp cho quán tưởng, càng thấy ẩn mật. Đức Phật vì Hoàng hậu Vi-Đề-hy mà nói mười sáu diệu quán, bèn được một đời thành tựu. Nay trong mười sáu pháp quán ấy nên tùy nghi chọn một pháp quán, hoặc chỉ quán tướng tốt của Phật, Bồ-tát, hoặc quán cảnh giới Tịnh độ. Như Kinh Di-đà nói ao báu hoa sen, v.v. Tùy ý quán tưởng, nếu quán tưởng được rõ ràng thì trong mười hai thời hiện tiền như ở Tịnh độ, lúc qua đời một niệm liền sinh. Dụng tâm được như vậy, tinh chuyên giới hạnh, dứt hẳn niệm ác phiền não, dùng tịnh tâm này mà quán niệm nối nhau thì nhân chân thật của Tịnh độ không ngoài cõi nầy.
6. Truyền Đăng luận về Ái nhẹ, nhất niệm
Dương Thứ Công bảo rằng: Nghiệp ái không nặng thì không sinh ở cõi Sa-bà, niệm không nhất thì không sinh Tịnh độ. Ở cõi Sa-bà có một niệm ái không nhẹ thì lúc qua đời sẽ bị niệm ái ấy lôi kéo, huống chi là có nhiều niệm ái. Đối với cõi Cực lạc có một niệm tâm không chuyên nhất, lúc qua đời còn bị niệm ấy xoay chuyển, huống chi là có nhiều niệm. Ái có nặng có nhẹ, có dày có mỏng, có chánh báo ư, có y báo ư? Thử kể ra nào là cha mẹ, vợ con, anh em bạn bè, công danh phú quý, văn chương thơ phú, đạo thuật kỹ nghệ, y phục, ăn uống, nhà cửa ruộng vườn, rừng suối, cỏ hoa, châu báu ngoạn vật,… không thể nêu ra hết được, nhưng có một vật không quên, đó là ái, có một niệm không đổi, đó là ái.Có một niệm ái tồn tại trong lòng thì niệm không chuyên nhất, có một niệm không trở về chuyên nhất thì không được vãng sinh. Có người hỏi ái nhẹ có đạo hay không? Đáp: ái nhẹ không quan trọng hơn nhất niệm. Nhất niệm có đạo hay không? Đáp: Nhất niệm không quan trọng hơn ái nhẹ. Bởi niệm không nhất là do tán tâm, dị duyên khiến như vậy. Tán tâm, dị duyên là do rong ruổi ở cảnh mà khiến như vậy. Sa-bà có một cảnh thì chúng sinh có một tâm, chúng sinh có một tâm thì Sa-bà có một cảnh, các duyên bên trong giao động, các cõi bên ngoài đuổi bắt.
Tâm và cảnh rong ruổi giao nhau, lăng xăng như cát bụi. Cho nên nếu muốn nhẹ ái đi thì không gì bằng lấp đi cảnh ấy, các cảnh đều rỗng không, muôn duyên đều vắng lặng thì nhất niệm tự thành. Nhất niệm đã thành thì duyên ái đều hết. Hỏi: Lấp cảnh có đạo hay không? Đáp: Lấp cảnh, chẳng phải ngăn che muôn vật, cũng chẳng phải che mắt không nhìn, mà ngay cảnh ấy hiểu rõ do luống dối nhóm họp, gốc nó đã là không và ngọn cũng vậy. Vạn pháp vốn tự tánh không có, cái có chính là tình, nên tình còn thì vật còn, tình không thì vật không, muôn pháp không mà bản tánh hiện, bản tánh hiện mà tình niệm dứt, tự nhiên như thế, chẳng cần gắng gượng. Như Kinh Lăng-Nghiêm cho rằng, thấy và duyên thấy đều là tướng tưởng ra. Như hoa đốm trong hư không vốn không thật có. Cái thấy và duyên này vốn là Bồ-đề diệu tịnh minh thể, làm sao trong đó có đúng, không đúng? Vì thế muốn lấp cảnh ấy không gì bằng thể nhận được vật là luống dối, thể nhận được vật là luống dối thì tình tự dứt, tình dứt thì ái không sinh, mà duy tâm hiện thì niệm chuyên nhất thành. Cho nên Kinh Viên Giác dạy rằng: Biết huyễn tức lìa, không cần thực hành phương tiện, lìa huyễn tức giác, cũng không có thứ lớp, một bỏ một giữ, không cần chuyển đổi, công hiệu nhanh chóng, như trống có dùi. Người học đạo, đối với việc nầy có nên tận tâm hay không? Hỏi: Ai nhẹ đã nghe dạy rồi, còn thế nào là nhất niệm? Đáp: Đạo nhất niệm có ba thứ, đó là Tín, Hành, Nguyện. Cầu sinh Cực lạc lấy việc Tín sâu làm đầu, phải đọc nhiều kinh sách Đại thừa, rộng học Tổ giáo. Hễ tìm thấy sách Tịnh độ thì phải tham cầu, ngộ Cực lạc vốn là Tịnh độ duy tâm của ta, không phải cõi khác, biết rõ Di-đà vốn là tự Phật bổn tánh của ta, chẳng phải Phật khác. Hai là Hành có hai môn: Một là Chánh và hai là Trợ. Chánh hành lại có hai thứ: Một là Xưng danh, hai là Quán tưởng. Xưng danh như Tiểu bản Kinh Di-đà nói trì danh bảy ngày, nhất tâm bất loạn. Có sự nhất tâm và lý nhất tâm: Nếu miệng xưng tụng danh hiệu Phật, buộc tâm ở duyên, từng câu nối nhau, tâm tâm bất loạn, tâm duyên cảnh ngoài thì nhiếp trở lại, ở đây phải phát tâm quyết định, dứt bỏ niệm đời sau, trừ bỏ việc đời, hạ thủ duyên tâm, khiến cho tâm niệm Phật dần dần được tăng trưởng, từ dần dần đến lâu, từ ít đến nhiều, một ngày hai ngày, cho đến bảy ngày thì rốt cuộc sẽ thành nhất tâm bất loạn về sau, đây là sự nhất tâm. Nếu đã được sự nhất tâm rồi thì nhân thanh tịnh Cực lạc thành tựu, lúc qua đời chánh niệm rõ ràng đích thân thấy Đức Phật Di-đà duỗi tay tiếp dẫn, chắc chắn được sinh cõi Tịnh độ. Về lý nhất tâm cũng không có khác, chỉ ở sự nhất tâm, niệm niệm rõ biết, tâm năng niệm, Phật sở niệm, ba đời bình đẳng, mười phương dung nhiếp lẫn nhau, chẳng phải không chẳng phải có, chẳng phải tự chẳng phải tha, không đến không đi, không sinh không diệt, một niệm tâm hiện tiền tức là cõi Tịnh độ đương lai, niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, vô sinh mà sinh, sinh mà vô sinh, ở trong không thể niệm mà niệm mạnh mẽ, ở trong không thể sinh mà cầu sinh mạnh mẽ, ấy là trong sự nhất tâm rõ được lý nhất tâm. Quán tưởng, nói đầy đủ như trong Kinh Quán vô Lượng Thọ, có mười sáu cảnh, quán Phật là pháp quán quan trọng nhất. Nên quán thân Phật A-di-đà cao trượng sáu, tướng màu vàng ròng tía, đứng trên ao hoa sen, hiện tướng duỗi tay tiếp dẫn, thân có ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân, mỗi tướng có tám mươi vẻ đẹp.
Hai thứ chánh hạnh nầy phải giúp nhau mà tiến tu. Phàm lúc đi, đứng, nằm, ngủ thì nhất tâm xưng danh, còn ngồi kiết già thì tâm tâm thực hành quán, đi mệt thì ngồi kiết già niệm Phật, xả kiết già thì đi kinh hành xưng danh, nếu trong bốn oai nghi mà tu hành không gián đoạn thì chắc chắn được vãng sinh Tịnh độ.
Trợ hành, cũng có hai thứ: Một là hành thế gian, như hiếu thuận cha mẹ, một đời thực hành nhân từ, từ tâm không giết hại, đầy đủ các luật nghi và làm tất cả việc lợi ích. Nếu hồi hướng Tây phương thì đều là hành trợ đạo. Hai là hành xuất thế, như hành trì sáu độ muôn hạnh, các thứ công đức, đọc tụng kinh sách Đại thừa, tu các sám pháp, cũng phải dùng tâm hồi hướng để trợ tu, thì đều là hành Tịnh độ. Lại có một thứ trợ hành vi diệu, phải trải qua duyên Cảnh, xứ xứ dụng tâm. Nếu thấy quyến thuộc thì nên tưởng là pháp quyến Tây phương, dùng pháp môn Tịnh độ mà khai đạo cho họ, khiến cho nghiệp ái nhẹ mà được nhất niệm, mãi mãi làm quyến thuộc vô sinh ở tương lai. Nếu lúc sinh ân ái thì nên nghĩ quyến thuộcTịnh độ không có tình ái, phải làm sao để được sinh Tịnh độ, xa lìa ân ái này. Nếu lúc sinh tâm sân giận nên nghĩ quyến thuộc Tịnh độ không có xúc não phải làm sao để được sinh Tịnh độ, xa lìa sân giận này? Nếu lúc chịu khổ nên nghĩ Tịnh độ không có các khổ, chỉ hưởng những điều vui. Nếu lúc hưởng những điều vui thì nên nghĩ cái vui của cõi Tịnh độ, không tai ương, không đối đãi. Phàm trải qua duyên cảnh đều dùng ý này mà suy rộng ra, thì bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu đều là trợ hành của Tịnh độ.
Thứ ba là Nguyện, như thuyền Tịnh độ thì phải dùng Tín làm bánh lái, Hành làm sào chèo chống và dây căng buồm, Nguyện làm cánh buồm hứng gió. Không có bánh lái thì không có kim chỉ nam, không có sào chèo chống và dây căng buồm thì thuyền không thể vận hành được, không có buồm hứng gió thì không thể vượt qua phong ba bão táp. Cho nên tiếp Hành nói đến Nguyện. Nguyện thì có chung và riêng, có rộng và hẹp, có cùng khắp, có giới hạn. Chung thì như văn hồi hướng phát nguyện do các bậc Cổ đức đặt ra, riêng thì tùy theo các ý riêng mà hành, rộng là bốn thệ nguyện rộng lớn, trên cầu dưới hóa, giới hạn thì như khóa tụng có thời gian, theo chúng đồng phát nguyện, cùng khắp thì thời thời phát nguyện, nơi nơi nêu tâm, nhưng phải làm cho thể hợp với bốn thệ nguyện rộng lớn, không được y theo tâm vọng lập. Nếu có đủ ba pháp này thì hy vọng được sinh về Tịnh độ, mau thấy Phật Di-đà. Tất cả pháp môn Tịnh độ đều không ngoài lý này.
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết