NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ


Join the forum, it's quick and easy

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» PHÓNG SANH - 2013
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:38 pm

» HÌNH ẢNH LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:36 pm

» Thông Báo: LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Nghiêm Tue 10 Dec 2013, 12:02 pm

» Chuyến Hành Hương Đà Lạt Của Các Huynh Muội!
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:31 pm

» CHÙA QUÁN ÂM TỊNH THẤT - ĐỨC TRỌNG - LÂM ĐỒNG
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:17 pm

» VĨNH MINH TỰ VIỆN - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:13 pm

» CHÙA PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:07 pm

» CHÙA DƯỢC SƯ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Tue 03 Dec 2013, 4:21 pm

» Hình Ảnh Phóng Sanh Thứ Năm 21/11/2013
by Quảng Nghiêm Thu 21 Nov 2013, 2:17 pm

ĐẠI LỄ PHÓNG SANH CHÙA TỪ ÂN 2013
CHUA TU AN.gif
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm Images?q=tbn:ANd9GcRlMejTGgNz5wM3qlaZDrddg9nSkmwZOPNo7da1-ROruqVGf_Uunw
“Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm Images?q=tbn:ANd9GcSC-TGWiq75j0XxMcwvEuWsupTz51ROY8H3KC2gVO8PrgEl7kis
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi; và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm Images?q=tbn:ANd9GcT_Cwwvbt-KXrgxf2JVdbPARkRNNKUP4UnXvofNx14x0rBsPzis
Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn.
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm Phoca_thumb_l_07
Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm Images?q=tbn:ANd9GcQrZzV4LYT1XvW4d6tDrJGwWBz0xQx7kD-bmMv9euFy2pMsmu_4
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm Images?q=tbn:ANd9GcQmVlwzrsEvtHL5UZf5-xLsQ7VvFMcCAySNw66pZ2sTMa7h1Qo6_A
Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp không gián đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm

Go down

VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm Empty VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm

Bài gửi by Quảng Nghiêm Sat 10 Sep 2011, 9:12 am

VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG


VÀI VẤN ĐỀ VỀ ĐẠO TRÀNG - Cư Sĩ Diệu Âm SieuthiNHANH2011080721831nta0ztzhyz5262237

Đạo hữu Vạn Pháp

Trong thư hỏi, Đạo hữu đã nêu ra nhiều điều. Xin được chia câu hỏi thành từng vấn đề một để mổ xẻ cho được rõ ràng hơn.

Vấn đề 1:

Đạo tràng không quá 20 người, đây cũng là số thành viên trong BHN lâm chung. Tất cả cùng quyết lòng tu tập cầu sinh Tây-phương chỉ trong một đời này
...

Trả lời:

Một đạo tràng nhỏ không quá đông người, đây là lời khuyên của Tổ Ấn Quang.

Đạo tràng nhỏ thì ít việc, ít phật sự, ít ý kiến. Cơm nước, ngủ nghỉ, công phu cũng đơn giản. . . Phật sự giảm thì thêm nhiều thời gian Niệm Phật. Quyết lòng cầu vãng sanh thì khỏi cần tìm hiểu thêm gì khác. Chính vì vậy mà giảm thiểu được rất nhiều những phiền toái, dễ giữ được sự thanh tịnh nhiếp tâm niệm Phật. Tiêu chuẩn của Ngài khuyên là khoảng 20 đồng tu, cộng với một vị trưởng tràng là 21 người là tốt nhất, thanh tịnh nhất để chuyên lòng niệm Phật. Đây là tiêu chuẩn lý tưởng theo lời Ngài khuyên, chứ không phải là quy luật cố định.

"Cầu Tinh, bất cầu Đa". Cần người tinh chuyên tu học, quyết thành tựu trong một đời, chứ không phải cần nhiều người tới lui mà bị tạp loạn. Đây chính là nơi tuyển chọn người quyết chí tu hành vậy. Đạo tràng ít người thì ít bận tâm lo liệu về nhân sự, không cầu đông đồ chúng. Ấn Quang đại sư nói, đạo tràng thành tựu là một đạo tràng có người vãng sanh, chứ không phải là nơi có hàng vạn người tới lui thăm viếng.

Còn thành viên trong Ban Hộ Niệm thì chưa ai đưa ra con số giới hạn rõ rệt.

Nếu áp dụng theo mẫu mực của Ngài Ấn Quang, thì một Ban Hộ Niệm cũng không nên quá đông người, chứ không bắt buộc phải là 20 người. Nếu một Ban Hộ Niệm quá đông, thì nên chia thành nhiều tiểu nhóm, mỗi tiểu nhóm đều có nhóm trưởng để dễ bề điều hành. Mỗi tiểu nhóm đều nên có khả năng tự đảm trách trọn vẹn một cuộc hộ niệm, nghĩa là giữ phần khai thị, hướng dẫn đầy đủ các nghi thức về hộ niệm, chứ không bắt buộc phải nhờ đến vị trưởng một Ban Hộ Niệm lớn.

Chính vì thế, các vị Trưởng Ban nên chú ý đến các thành viên có khả năng trong Ban Hộ Niệm của mình, hãy tích cực hướng dẫn và tạo điều kiện cho những người này có cơ hội thực tập cách khai thị trước bệnh nhân, tiếp xúc gia đình, điều giải oan gia, v.v... Nên khuyến khích họ thực sự chủ trì một ca hộ niệm. Cần dự bị cho sự mở rộng Ban Hộ Niệm trong tương lai. Một khi thành viên trong Ban Hộ Niệm quá đông, thì mời các vị này đứng ra thành lập những tiểu ban Hộ Niệm mới. Nhờ vậy mà pháp Hộ Niệm mới phát triển mạnh hơn và dễ hỗ trợ nhau để cứu người vãng sanh.

Vấn đề 2:

Không thỉnh Pháp Sư về giảng kinh thuyết Pháp...


Trả lời:

Câu nói này không được đúng lắm!


"Đạo tràng không giảng pháp" có nghĩa là đạo tràng đã vững pháp để đi. Đại chúng đã nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh-độ. Đi đã có đường, về đã có đích, tất cả đã rõ ràng, không cần phải lựa chọn hay vay mượn một phương tiện nào khác.

Như vậy, "Không giảng pháp" ở đây không phải là "Không thỉnh Pháp Sư về giảng kinh thuyết Pháp" như đạo hữu nói. Nếu sơ ý, chúng ta dễ đi đến tình trạng lập dị, đối lập với chư vị Pháp Sư. Đây là điều không đúng lắm!

Thông thường mỗi đạo tràng đều có những nghiêm giới riêng. Hơn nữa, có thể xây dựng đạo phong, đạo học, chọn pháp môn tu tập riêng cho phù hợp với căn duyên và hoàn cảnh của đại chúng. Đây gọi là "Trạch Pháp", một chủ hướng khá thông dụng để tu hành, chứ không phải là sự phân biệt hay chia rẽ. Vì vậy, nhiều đạo tràng có cách tu hành khác nhau là chuyện bình thường, chúng ta không thể cố chấp, hoặc phê phán một cách thiên lệch được.

Đạo tràng theo kiểu mẫu của Ấn Tổ là nhằm độ người vãng sanh Tây-phương Cực-lạc. Trong cách tu hành này, Ngài đã huấn thị cụ thể, rõ ràng. Liên hữu đồng tu đều đi một đường nhất định là niệm A-di-đà Phật, về một hướng nhất định là vãng sanh Tây-phương Cực-lạc. Tất cả đều đã có quy củ sẵn. Nếu quyết lòng cầu vãng sanh thì sự chuyên nhất niệm câu Phật hiệu A-di-đà cho thành thục là yêu cầu mức công phu, Niệm Phật cho đến nhứt tâm bất loạn là điều cần cố gắng nhắm tới.

Như vậy pháp của Ngài là pháp nhứt tâm niệm A-di-đà Phật, chứ không phải là không giảng pháp. Nói rõ hơn, Ngài nói, "Không giảng pháp" là chỉ cho việc không giảng giải rộng về kiến thức, thuật ngữ, hay giới thiệu nhiều pháp môn, mà chỉ chuyên lòng Tín-Nguyện-Hạnh Niệm Phật.

Hòa Thượng Tịnh Không nói, Phật pháp, suy cho cùng, được quy tụ lại trong ba môn tu học, đó là Giác-môn, Chánh-môn và Tịnh-môn.

Giác-môn đại diện cho các pháp Thiền-Định, không cần đến văn tự, đi thẳng vào nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Cách tu này không có chỗ thọ dụng cho hàng hạ căn, mà chỉ thích hợp với hàng đại Bồ-tát, căn cơ thượng thừa.

Chánh-môn thì nghiên cứu nhiều kinh điển để hiểu thấu giáo nghĩa. Đây là đường "Giải môn" để được đại triệt đại ngộ, gọi là "Đại khai viên giải", chỉ dành cho hàng thượng thừa hoặc trung-thượng trở lên mới có khả năng thành tựu, còn hàng hạ căn cũng khó được hiệu dụng.

Còn Tịnh-môn, chính yếu là pháp Niệm Phật Tam Muội cầu vãng sanh Tịnh-độ. Cảnh giới niệm Phật "Lý nhất tâm bất loạn" tương ứng với "Minh tâm kiến tánh" và "Đại khai viên giải". Nhưng niệm Phật nhờ Phật lực gia trì mà được đới nghiệp vãng sanh. Pháp môn Niệm Phật được tuyên dương là "tam căn phổ bị, phàm thánh tề thâu", có thể cứu độ được tất cả chúng sanh. Hàng hạ căn nghiệp chướng sâu nặng như chúng ta nhờ được sự gia trì này mà một đời được thành tựu.

Người niệm Phật mà ham thích nghiên cứu rộng rãi thường khó có thể nhứt tâm, khó có thể thanh tịnh Niệm Phật. Không thanh tịnh, không nhứt tâm Niệm Phật là một chướng ngại rất lớn cho việc vãng sanh Tịnh-độ.

Vì thế, "không giảng pháp" nên hiểu cho thấu theo lý đạo này. Nói rõ hơn, "Không giảng pháp" là ứng dụng theo lời Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-tát trong kinh Lăng-nghiêm, "Đóng hết sáu căn, thanh tịnh Niệm Phật, không cần các pháp phương tiện nào khác, tâm sẽ tự khai mở".

Ấn Quang đại sư là Đại Thế Chí Bồ-tát tái lai, Ngài đã miệt mài nghiên cứu qua ba đại tạng kinh, rành thông Tông, Giáo, Hiển, Mật, Tịnh... Sau khi đại triệt đại ngộ Ngài mới đưa đến quyết định, khuyên đồng tu nhiếp tâm Niệm Phật. Thật là một sự thị hiện khá khổ tâm. Tất cả cũng chỉ vì để cho chúng sanh vững lòng tin tưởng.


Còn Ngài Tịnh Không khuyên rằng, mô hình đạo tràng của Ấn Tổ rất hợp để áp dụng cho suốt chín ngàn năm còn lại của thời mạt pháp hầu cứu vãn Phật giáo, nhưng Ngài có thêm một điều là cần nên nghe giảng pháp. Lời khuyên này, mới nhìn qua thì hình như có sự trái ngược với Ngài Ấn Quang, nhưng suy cho cùng thì không chống trái với nhau.

Trong thời Ấn Tổ, Ngài trụ một chỗ để giáo hóa chúng sanh, đức độ của Ấn Tổ từ đó đã tỏa ra chung quanh, cảm hóa cả một vùng rộng lớn. Liên hữu đồng tu nghe đến danh Ngài đều hết lòng kính ngưỡng, quy y. Lời dạy của Ngài mộc mạc, cụ thể, đơn giản. Đại chúng cảm được quang minh của Ngài mà phát tâm tu hành nghiêm mật. Ngài dạy, chí thành chí kính niệm Phật, tha thiết cầu vãng sanh, rồi kết hợp thành các nhóm nhỏ để hỗ trợ, hộ niệm cho nhau. Đây là những điểm rất quan trọng, cần thiết, cụ thể để bảo đảm người niệm Phật được vãng sanh một đời thành tựu.

Còn Ngài Tịnh Không, một đời không có một trụ xứ. Ngài bôn ba khắp nơi trên thế giới, thì muốn cứu độ chúng sanh Ngài phải dùng đến phương tiện giảng kinh thuyết đạo để đại chúng nương theo tu tập. Dù lời pháp của Ngài đã bao trùm pháp giới, nhưng Ngài vẫn luôn luôn nhắc nhở đại chúng con đường chuyên tu, tu pháp nào một pháp chớ nên theo đường đa tạp. Một môn thâm nhập trường kỳ huân tu mới thành tựu.

Một nơi nào muốn lập đạo tràng tu học, Ngài khuyên cần chú ý đến chữ "ĐẠO", hơn là chữ "TRÀNG". Đạo là đường hướng tu hành; Tràng là cái nhà, cái phương tiện che nắng che mưa.

Đạo tràng không phải chính Ngài chăm sóc, trực tiếp chỉ dẫn. Như vậy, muốn cho phương hướng tu hành được thông suốt, thì đồng tu cần phải hiểu đường nào để đi, đích nào để về. Chính vì thế Ngài phải giảng cho rõ để tự mỗi nơi thông suốt mà thực hành lấy. Cho nên, thay vì nói, "Không giảng pháp", Ngài nói, cần nghe pháp, nhưng "Nên nghe pháp nhiều, chứ không nên nghe nhiều pháp". Nghĩa là, pháp nào một pháp, nghe cho thấm nhuần để vững đường tu, thì đường tu sẽ thẳng tắp, không bị lệch lạc. Vững một pháp thì vững một đường đi. Nghiên cứu nhiều pháp thì dễ phân vân như đứng giữa vạn nẻo đường, đường nào cũng không vững, khó bề chọn lựa. Nhưng thực ra, đồng quy nhi thù đồ, đi về cùng một đích nhưng đường đi khác nhau. Điều cần phải chú ý là có hợp với căn cơ hay không mà thôi.

Trong vấn đề giảng pháp, Ngài Tịnh Không dạy, đối với Pháp Sư ta phải cung kính. Khi họ đến đạo tràng chúng ta phải cung kính nghinh tiếp, nhưng mời họ giảng pháp thì có vấn đề khác. Một khi mời một vị Pháp Sư giảng pháp thì vị Pháp Sư ấy phải biết giảng pháp hợp với cách tu trì của đạo tràng, chứ không được giảng tự do, dù cho đó là chánh pháp. Đây là vì Ngài chú trọng đường chuyên tu. Nếu người giảng pháp không chịu chú ý đến phương hướng tu hành của đạo tràng, không chịu tán thán và hỗ trợ cho phương pháp đang tu tập của đạo tràng, thì lời pháp sẽ làm cho tinh thần của đại chúng hoang mang, chao đảo, từ đó mà làm mất tín tâm của đại chúng.

Rõ ràng, phương tiện thì hình như khác, nhưng chủ đích vẫn giống nhau. Các Ngài hỗ trợ cho nhau để cứu độ chúng sanh, chứ không có gì chống trái nhau cả.

(Vấn đề khác sẽ bàn ở thư sau)

A-Di-Đà Phật

Diệu Âm

(12/07/2010)
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết