NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ


Join the forum, it's quick and easy

NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
NHẤT TÂM NIỆM PHẬT - CẦU SANH TỊNH ĐỘ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Đăng Nhập

Quên mật khẩu

Latest topics
» PHÓNG SANH - 2013
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:38 pm

» HÌNH ẢNH LỄ VÍA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Chánh Fri 20 Dec 2013, 4:36 pm

» Thông Báo: LỄ VÍA PHẬT A DI ĐÀ 17/11 QUÝ TỴ
by Quảng Nghiêm Tue 10 Dec 2013, 12:02 pm

» Chuyến Hành Hương Đà Lạt Của Các Huynh Muội!
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:31 pm

» CHÙA QUÁN ÂM TỊNH THẤT - ĐỨC TRỌNG - LÂM ĐỒNG
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:17 pm

» VĨNH MINH TỰ VIỆN - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:13 pm

» CHÙA PHƯƠNG LIÊN TỊNH XỨ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Wed 04 Dec 2013, 4:07 pm

» CHÙA DƯỢC SƯ - ĐẠI NINH
by Quảng Nghiêm Tue 03 Dec 2013, 4:21 pm

» Hình Ảnh Phóng Sanh Thứ Năm 21/11/2013
by Quảng Nghiêm Thu 21 Nov 2013, 2:17 pm

ĐẠI LỄ PHÓNG SANH CHÙA TỪ ÂN 2013
CHUA TU AN.gif
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư Images?q=tbn:ANd9GcRlMejTGgNz5wM3qlaZDrddg9nSkmwZOPNo7da1-ROruqVGf_Uunw
“Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực lạc, trong thế giới đó có Đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp”.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư Images?q=tbn:ANd9GcSC-TGWiq75j0XxMcwvEuWsupTz51ROY8H3KC2gVO8PrgEl7kis
Nguyện thứ 18: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh, chí tâm tín mộ, muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh, thời tôi không ở ngôi Chánh giác; trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch, cùng hủy báng Chánh pháp.
Nguyện thứ 19: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh phát Bồ đề tâm, tu các công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng đại chúng hiện thân trước người đó, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
Nguyện thứ 20: Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi; và tu các công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được toại nguyện, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.
NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư Images?q=tbn:ANd9GcT_Cwwvbt-KXrgxf2JVdbPARkRNNKUP4UnXvofNx14x0rBsPzis
Nầy Vi-Đề-Hy, bất cứ chúng sanh nào chuyên tâm trì niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, dẫu chỉ một ngày cho tới bảy ngày, hoặc nhiều lần của bảy ngày, thì cảm ứng những năng lực tổng trì không thể nghĩ bàn.
NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư Phoca_thumb_l_07
Nếu tâm của chúng sanh, nhớ Phật niệm Phật, hiện tiền hay tương lai, nhất định sẽ thấy được Phật, cách Phật không xa, không cần dùng phương pháp nào khác, thì tự tâm được khai ngộ, như người ướp hương, thì thân có mùi thơm, ấy gọi là Hương Quang Trang Nghiêm.
NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư Images?q=tbn:ANd9GcQrZzV4LYT1XvW4d6tDrJGwWBz0xQx7kD-bmMv9euFy2pMsmu_4
Danh hiệu Phật chính là ba đời mười phương chư Phật, vì A-Di-Đà tức là Pháp-giới Tạng-thân, có lực dụng thu nhiếp và hiện Pháp thân của ba đời mười phương chư Phật.
NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư Images?q=tbn:ANd9GcQmVlwzrsEvtHL5UZf5-xLsQ7VvFMcCAySNw66pZ2sTMa7h1Qo6_A
Về phương Tây của thế giới này, có Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc. Đức Thế Tôn đó nguyện lực không thể nghĩ bàn! Ngươi nên chuyên niệm danh hiệu của ngài nối tiếp không gián đoạn, thì khi mạng chung, quyết được vãng sanh, chẳng còn bị thối chuyển.

So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư

Go down

So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư Empty So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư

Bài gửi by Quảng Nghiêm Tue 31 May 2011, 10:11 pm

So Sánh Công Đức Niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn thuyết minh rằng: Giả sử có thiện nam tín nữ nào phát nguyện trong thời gian một tháng, thường đem y phục và các thức ăn uống cúng dường cho tất cả chúng sanh (tất cả chúng sanh không phải riêng chỉ cho nhân loại mà toàn thể chúng sanh trong lục đạo đều gồm trong ấy, vả lại không phải riêng chỉ cho chúng sanh trong một quốc độ nào, lại riêng nói một đạo trong sáu đạo là bàng sanh tức là súc sanh, súc sanh do người nuôi mà mệnh danh như thế, bàng sanh thì đúng hơn vì hình nó đi ngang đội trời mà đi, súc sanh chỉ số ít mà thôi. Như trong Kinh Lâu Thán, Kinh Chánh Pháp Niệm Xứ thì bàng sanh chủng loại sai khác không đồng nhau gồm có 40 ức, lại còn có các vi tế côn trùng bò bay cựa động số ấy nhiều không thể nói được, đều thuộc trong bàng sanh, lớn nhất là chim đại bàng, kim sí điểu và cá ma kiệt, cho đến nhỏ nhất như con kiến riện, con mạt cũng nhiếp trong bàng sanh. Lại còn những thứ nhục nhãn không thấy như vi trùng trong không khí, vi trùng trong nước, thiên nhãn mới thấy? Tại sao chỉ nói đến bàng sanh đạo? Vì chúng sanh các đạo khác chư Thiên, quỷ, thần v.v… nhục nhãn nhân loại không thấy được) công đức này rất lớn, nhưng không bằng có thiện nam tín nữ nào, phát tâm chí thành niệm Phật trong một niệm. Chúng ta đem công đức bố thí rất lớn nói trên mà so sánh với công đức niệm Phật trong một niệm, thì công đức bố thí chỉ bằng một phần trong 16 phần mà thôi.

Giả sử có thiện nam tín nữ nào dùng vàng đúc hình người rồi dùng xe ngựa vận tải đem đi bố thí, cho đến dùng các vật quý báu khác mỗi thứ đủ số 100, cũng đem toàn bộ đi bố thí, công đức này rất lớn, nhưng không bằng công đức của thiện nam tín nữ nào phát tâm dở chân đi một bước đến chỗ Phật.

Giả sử có thiện nam tín nữ đem xe voi lớn vận tải hết tất cả trân bảo trong nước Đại Tần, và dùng chuỗi anh lạc đủ số 100 đem đi bố thí, cũng không bằng có thiện nam tín nữ phát tâm cất chân đi một bước đến chỗ Phật.

Nếu có thiện nam tín nữ dùng tứ sự (tứ sự: 1- Thức ăn; 2- Y phục; 3- Đồ nằm; 4- Thuốc thang) cúng dường cho tất cả chúng sanh trong tam Thiên đại Thiên thế giới, công đức này rất nhiều, nhưng vẫn không bằng có thiện nam tín nữ phát tâm cất chân đi một bước đến chỗ Phật, công đức của các tiện nam tín nữ đó vô lượng vô biên không thể dùng toán số ví dụ mà xác định được.

Như trên là thuộc về Kinh Văn. Sau đây là lời phổ khuyến của Đại Sư. Tôi (lời của Đại Sư) thành kính khắp khuyên tất cả thiện nam tín nữ Phật tử tại gia có tín tâm đối với Tam Bảo (trong đây Đại Sư chỉ khuyên nhắc hàng Phật tử tại gia vì hàng Phật tử xuất gia với việc đi đến Phật đường là việc hằng ngày) mỗi ngày trong lúc sớm mai mặc y phục chỉnh tề, giữ tâm thanh tịnh, đi đến Phật đường (tức là chỗ thờ Phật), một lòng thành kính chiêm ngưỡng lễ bái Phật như thấy tôn dung của Phật sống không khác. (Liên tông Thập Tam Tổ thường dạy, khi lễ Phật phải một lòng thành kính xem Phật Bồ Tát mình đang đảnh lễ như Phật Bồ Tát thật, đừng nghĩ là tượng vàng, đồng, giấy v.v… tức là tương tự với lời dạy của Tuân Thức Đại Sư) đừng cho một ngày nào thiếu sót. Nếu vì quá bận rộn về việc công hay việc tư cũng cần phải lưu tâm tạm vào Phật đường, đốt hương cúng dường, hai tay chấp lại chí thành cung kính xá Phật ba xá, đoạn lui ra đi làm việc. Nếu những vị có thời giờ rãnh rỗi, thì không hạn định trong lúc sớm mai, mà mai chiều hay tất cả thời đều có thể đến Phật đường làm các Phật sự như lạy Phật, tụng Kinh, sám hối cho đến cúng dường hoa hương, hay lau chùi bàn Phật, tượng Phật v.v… Quý vị nên nhận chân thân người khó được, Phật Pháp khó gặp, cơ hội thuận tiện lại còn khó hơn, vì sự vô thường không nhất định, giờ trước còn khỏe mạnh, giờ sau chẳng biết thế nào…

Xin quý vị xem kỹ đoạn Kinh Văn trên nói về công đức niệm Phật trong một niệm, và dở chân đi một bước đến Phật đường còn thù thắng đến dường ấy, huống chi mỗi niệm mỗi niệm đều niệm Phật, mỗi bước mỗi bước đi đến chỗ Phật, hay là nhiễu Phật niệm Phật, thì tội chướng được tiêu diệt, công đức được tăng trưởng thật không thể dùng tâm suy nghĩ hay lời luận bàn cho cùng được.

Lời phụ:

Nguyên đề bài văn này là so sánh công đức niệm Phật của Tuân Thức Đại Sư.

Đại phàm nói so sánh thì phải đem việc này so sánh với việc khác, như thế tại sao chỉ nói so sánh công đức niệm Phật không thấy nói đem công đức gì để so sánh? Sự việc này chúng ta không nên thắc mắc, cứ đọc Kinh Văn của Đại Sư đã trích dẫn thì biết. Nghĩa là, Kinh Văn có nói rõ là đem công đức bố thí để so sánh với công đức niệm Phật, và đem công đức bố thí để so sánh với công đức phát tâm dở chân đi một bước đến Phật.

Trong đây có điều nên lưu ý là, phát lòng thành kính niệm Phật trong một niệm, và phát tâm cất một bước đi đến Phật, là để thấy rõ niệm Phật quá ít, cũng như cất chân đi đến Phật chỉ một bước, mà công đức dường ấy. Thì mỗi niệm đều niệm Phật, và mỗi bước đều để tâm đi đến Phật, thì công đức ấy làm sao diễn tả cho cùng. Sự việc này trong lời khuyến tấn Đại Sư có nói rõ, ở đây Thuật giả chỉ nhắc lại cho quý vị lưu ý mà dụng tâm niệm Phật trong mỗi niệm, và dù gần hay xa cũng gắng đi cho tới chỗ Phật, đừng sợ nhọc tâm nhọc sức mà sanh lười nhác chỉ niệm vài ba trăm câu rồi nghỉ, hay đi vài trăm bước sợ mỏi chân. Như thế thì với công đức vô lượng vô biên không thể nghĩ bàn kia không gặt hái được phần nào, và trong đây nói đi đến chỗ Phật không nhất định như thờ Phật trong nhà, đi vài chục bước thì tới, nếu từ nhà đến Chùa thì không nhất định là bao nhiêu bước. Công đức phát tâm cất chân đi một bước đến chỗ Phật, cũng gồm nhiếp trong công đức niệm Phật. Nên ở đề mục chỉ nói so sánh công đức niệm Phật là đủ và có điều chúng ta nên ý thức là trong bài văn nói sự so sánh công đức niệm Phật này, nói việc phát tâm đi đến Phật là thuộc về việc sau khi Đức Thế Tôn đã nhập diệt. Thế nên lời khuyến tấn của Tuân thức Đại Sư có nhấn mạnh những vị bận rộn việc công tư cũng nên lưu tâm vào Phật đường v.v…

Tiện đây soạn giả xin y trong Kinh Hiền Ngu kính dẫn một đoạn nói về việc Trưởng giả Cấp Cô Độc phát tâm đi chiêm bái đức Bổn Sư Thích Tôn khi còn tại thế cũng tương tự như trong Kinh Niết Bàn đã nói trên. Sau đây là Kinh Văn:

Tu Đạt nghe nói một việc (việc ấy thuộc Kinh Văn ở trên) quý hóa, vui mừng bủn rủn chân tay một lòng tin kính, mong cho chóng sáng, để đến yết kiến Phật. Vì lòng thành kính thiết tha có thần cảm ứng, đương nửa đêm tối trời mà ông tự thấy ánh sáng tỏ soi khắp mặt đất như ban ngày, lòng hoan hỉ khôn xiết! Đứng dậy đi sang nước La Duyệt Kỳ để yết kiến Đức Thế Tôn, vừa ra khỏi thành gặp ngôi miếu thờ thiên thần, ông bước vào làm lễ, tự nhiên quên mất tâm khát vọng Phật, lại thấy tối om, sợ mãnh thú ác quỷ, ông định trở về thành chờ đợi sáng sẽ đi.

Cũng may ông có người bạn thân, chết được sanh lên cõi trời Tứ Thiên Vương, thấy ông hối hận trở về, liền xuống bảo rằng: “Cư sĩ! Ông chớ e ngại nữa! Đi yết kiến Phật được phúc đức vô biên, ví nay được một trăm cỗ xe chở châu báu, không bằng cất chân một bước đi yết kiến đức Thế Tôn, còn được lợi gấp muôn ngàn.

Cư sĩ! Ông đi yết kiến Phật, chớ ngần ngại nữa, ví như kiếp này được một trăm con voi chở châu báu, cũng không bằng rời chân một bước để đi yết kiến đức Thế Tôn còn được lợi ích khôn kể.

Cư sĩ! Ông nên đi chớ ngần ngại nữa, chính như ông có được vàng bạc châu báu, đầy cõi Diêm Phù chăng nữa, cũng không bằng dời chân một bước đi yết kiến đức Thế Tôn, còn được lợi trăm muôn ngàn triệu.

Cư sĩ! Ông nên đi chớ ngần ngại nữa, ví như kiếp này ông được vàng bạc châu báu đầy bốn thiên hạ, cũng không bằng cất chân một bước đi viếng đức Thế Tôn, còn được lợi ích gấp trăm muôn ngàn triệu kể trên.

Thích Trí Minh

http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/so-sanh-cong-duc-niem-phat-cua-tuan-thuc-dai-su/
Quảng Nghiêm
Quảng Nghiêm
Admin

Leo
Dragon
Tổng số bài gửi : 1011
Join date : 19/05/2011
Age : 47
Đến từ : TPHCM

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết